Nội dung bài viết:
NGHỊ QUYẾT 68/NQ-CP NĂM 2021 VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19 DO CHÍNH PHỦ BAN HÀNH
Người lao động (NLĐ) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (HĐLĐ) phải ngừng việc do đại dịch COVID-19 được hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người khi đáp ứng các điều kiện được quy định.
Ngoài ra, với NLĐ làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên… bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của nhà nước để phòng, chống dịch COVID-19 được hỗ trợ một lần từ 1.855.000 đồng/người đến 3.710.000 đồng/người nếu đáp ứng các điều kiện được quy định.
Người sử dụng lao động (NSDLĐ) được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (từ 01/7/2021 đến hết 30/6/2022) cho NLĐ thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (trừ một số đối tượng được quy định).
NGHỊ ĐỊNH 57/2021/NĐ-CP BỔ SUNG ĐIỂM G KHOẢN 2 ĐIỀU 20 NGHỊ ĐỊNH 218/2013/NĐ-CP (ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TẠI NGHỊ ĐỊNH 12/2015/NĐ-CP) VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DỰ ÁN SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
Các đối tượng doanh nghiệp (DN) được hưởng ưu đãi thuế TNDN nếu đáp ứng các điều kiện: có dự án đầu tư (đầu tư mới và đầu tư mở rộng) sản xuất sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, thực hiện trước ngày 01/01/2015; đáp ứng các điều kiện của dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo luật sửa đổi các luật về thuế 2014; được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
THÔNG TƯ 43/2021/TT-BTC SỬA ĐỔI KHOẢN 11 ĐIỀU 10 THÔNG TƯ 219/2013/TT-BTC HƯỚNG DẪN LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ NGHỊ ĐỊNH 209/2013/NĐ-CP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI TẠI THÔNG TƯ 26/2015/TT-BTC)
Bổ sung dụng cụ, thiết bị y tế chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% khi có một trong các loại giấy tờ: giấy phép nhập khẩu; giấy chứng nhận đăng ký lưu hành; phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về y tế; theo danh mục trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của bộ y tế được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành
THÔNG TƯ 31/2021/TT-BTC QUY ĐỊNH VỀ ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ DO BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH
Người nộp thuế (NNT) được đánh giá, phân loại theo một trong 04 mức độ tuân thủ pháp luật thuế (thay vì 03 mức độ như quy định cũ) gồm: tuân thủ cao; tuân thủ trung bình; tuân thủ thấp; không tuân thủ. Đối với NNT thuộc mức không tuân thủ, thực hiện các biện pháp quản lý theo quy định của pháp luật. NNT thuộc các mức tuân thủ cao, trung bình, thấp và không tuân thủ, thực hiện phân tích bản chất hành vi để xác định biện pháp nâng cao tuân thủ
Ngoài ra, NNT sẽ được giám sát trọng điểm nếu có một trong 04 dấu hiệu quy định tại điều 22 thông tư này.
THÔNG TƯ 40/2021/TT-BTC HƯỚNG DẪN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN KINH DOANH
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (HKD, CNKD) có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh (HĐSXKD) trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN). HKD có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn.
HKD, CNKD có thể nộp thuế theo phương pháp kê khai (áp dụng với HKD, CNKD quy mô lớn hoặc lựa chọn nộp thuế theo phương pháp này), nộp thuế theo từng lần phát sinh (áp dụng đối với CNKD không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định). Các HKD, CNKD không thuộc trường hợp nộp thuế theo 2 phương pháp trên thì áp dụng nộp thuế theo phương pháp khoán.
THÔNG TƯ 45/2021/TT-BTC HƯỚNG DẪN VIỆC ÁP DỤNG CƠ CHẾ THỎA THUẬN TRƯỚC VỀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TÍNH THUẾ (APA) TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT
Giao dịch được đề nghị áp dụng APA là các giao dịch liên kết được quy định tại khoản 2 điều 1 nghị định số 132/2020/NĐ-CP và phải đáp ứng đồng thời các điều kiện theo khoản 2 điều 3 thông tư này.
- Giao dịch thực tế đã phát sinh trong HĐSXKD của người nộp thuế và sẽ tiếp tục diễn ra trong giai đoạn đề nghị áp dụng APA.
- Giao dịch có cơ sở để xác định được bản chất giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế và có cơ sở để phân tích, so sánh, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập theo quy định
- Giao dịch không thuộc trường hợp có tranh chấp, khiếu nại về thuế.
- Giao dịch được thực hiện minh bạch, không nhằm mục đích trốn, tránh thuế hoặc lợi dụng Hiệp định thuế.
CÔNG VĂN SỐ 22691/SLĐTBXH-LĐ - TRIỂN KHAI HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠM HOÃN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, NGHỈ VIỆC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG DO DỊCH COVID-19
Sở lao động – thương binh và xã hội để nghị ủy ban nhân dân thành phố, trưởng ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, khu công nghệ cao thành phố; chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức nhanh chóng có văn bản thông tin đến các đối tượng nếu trên để lập danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trước ngày 15/7/2021.
CÔNG VĂN 2393/TCT-DNNCN NĂM 2021 VỀ KHAI THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập chịu thuế TNCN thì không thuộc diện điều chỉnh của luật thuế TNCN. Theo đó, tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập chịu thuế TNCN tháng/quý nào thì không phải khai thuế TNCN của tháng/quý đó.
Comments