Trước xu thế các giao dịch liên kết xuyên quốc gia ngày càng có xu hướng gia tăng về cả số lượng và hình thức, các cơ quan quản lý đã có nhiều quy định về giá chuyển nhượng. Các quy định được chia theo giai đoạn: trước năm 2017, sử dụng Thông tư 66/2010/TT-BTC; sau năm 2017, sử dụng Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Thông tư 41/2017/TT-BTC; từ năm 2020 đến nay, sử dụng Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
1. Cách xác định giá giao dịch liên kết
Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được quy định tại Điều 12 của Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau:
Phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch liên kết (viết tắt là phương pháp xác định giá giao dịch liên kết) được áp dụng phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập, bản chất giao dịch và chức năng của người nộp thuế trên cơ sở tính toán, áp dụng thống nhất trong toàn bộ chu kỳ, giai đoạn sản xuất kinh doanh; căn cứ dữ liệu tài chính của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn theo các nguyên tắc phân tích, so sánh quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định này. Phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được lựa chọn trong các phương pháp quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định này, căn cứ vào đặc điểm của giao dịch liên kết và căn cứ vào thông tin dữ liệu sẵn có.
2. Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
Theo quy định, các doanh nghiệp nằm trong diện có giao dịch liên kết đều phải lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và nộp cho cơ quan Thuế khi được yêu cầu. Rất nhiều doanh nghiệp đã bị truy thu, xử phạt trong những năm vừa qua do cơ quan Thuế xác định có dấu hiệu chuyển giá trong giao dịch liên kết.
Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 41/2017/TT-BTC quy định về hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế bao gồm:
a) Hồ sơ quốc gia là các thông tin về giao dịch liên kết, chính sách và phương pháp xác định giá đối với giao dịch liên kết được lập và lưu tại trụ sở của người nộp thuế theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
b) Hồ sơ toàn cầu là các thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia, chính sách và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết của tập đoàn trên toàn cầu và chính sách phân bổ thu nhập và phân bổ các hoạt động, chức năng trong chuỗi giá trị của tập đoàn theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
Người nộp thuế lập và cung cấp Hồ sơ toàn cầu của tập đoàn đa quốc gia nơi hợp nhất báo cáo tài chính của người nộp thuế tại Việt Nam theo quy định về chế độ kế toán. Trường hợp người nộp thuế là công ty con của nhiều công ty mẹ thuộc các tập đoàn đa quốc gia khác nhau và báo cáo tài chính của người nộp thuế được hợp nhất vào nhiều tập đoàn thì người nộp thuế cung cấp Hồ sơ toàn cầu của tất cả các tập đoàn này.
c) Bản sao Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao tại nước ngoài của người nộp thuế được lập theo quy định của pháp luật nước sở tại.
Trường hợp người nộp thuế là công ty con của nhiều công ty mẹ tối cao thuộc các tập đoàn đa quốc gia khác nhau và báo cáo tài chính của người nộp thuế được sử dụng để lập báo cáo tài chính hợp nhất của nhiều tập đoàn thì người nộp thuế lưu bản sao Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của tất cả các công ty mẹ tối cao.
Trường hợp người nộp thuế không cung cấp được Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao cho kỳ tính thuế tương ứng với kỳ quyết toán thuế của người nộp thuế, người nộp thuế phải cung cấp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao của năm tài chính liền kề trước kỳ tính thuế của người nộp thuế và giải thích lý do bằng văn bản kèm theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế.
Trường hợp người nộp thuế không cung cấp được Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao, người nộp thuế giải thích lý do bằng văn bản kèm theo Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.
d) Thông tin tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được xác định là trọng yếu nếu thông tin này gây ảnh hưởng đến kết quả phân tích lựa chọn đối tượng so sánh độc lập tương đồng; phương pháp xác định giá giao dịch liên kết hoặc kết quả điều chỉnh mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế.
3. Vì sao nên lựa chọn RSM Việt Nam làm nhà tư vấn giao dịch liên kết?
Với đội ngũ chuyên gia tư vấn giá chuyển nhượng dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập hồ sơ giá chuyển nhượng, tư vấn giá chuyển nhượng với những vấn đề sau:
Hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ các quy định về thuế và xác định giá giao dịch liên kết;
Cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ quan trọng để giảm thiểu thời gian và công sức khi giải quyết các câu hỏi của cơ quan thuế khi có thanh tra thuế hoặc thanh tra việc xác định giá giao dịch liên kết;
Hỗ trợ doanh nghiệp giảm nhẹ mức xử phạt có thể bị áp dụng trong trường hợp cơ quan thuế điều chỉnh giá giao dịch liên kết mà doanh nghiệp đã xác định;
Tăng cường việc kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với việc tuân thủ nguyên tắc xác định giá giao dịch liên kết, bao gồm việc xác định sớm những điều chỉnh cần thiết và các cơ hội lập kế hoạch thuế và xác định giá giao dịch liên kết.
Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
Thực hiện các nghĩa vụ tuân thủ (lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết bao gồm hồ sơ quốc gia, hồ sơ tập đoàn toàn cầu và báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, tờ khai giao dịch liên kết)
Lập/ soát xét các chứng từ và chính sách hỗ trợ liên quan đến việc xác định giá giao dịch liên kết;
Hoạch định và tái cấu trúc liên quan đến việc xác định giá giao dịch liên kết;
Hỗ trợ đàm phán trường hợp doanh nghiệp bị kiểm tra về xác định giá giao dịch liên kết;
Cập nhật các quy định về giá chuyển nhượng trong giao dịch liên kết
Commentaires