Chuyển đổi IFRS là một lộ trình cần được lên kế hoạch và triển khai có định hướng để đạt được thành công. Đây là một quá trình với nhiều thách thức và khó khăn cho doanh nghiệp. Câu hỏi đầu tiên được các doanh nghiệp quan tâm đó chính là nên bắt đầu từ đâu để có thể tiến tới đích cuối là sự chuyển đổi hoàn chỉnh từ VAS sang IFRS sau năm 2025. Trong bài viết này, RSM Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp có được sự chuẩn bị để bắt đầu quá trình chuyển đổi IFRS một cách thành công.
1. Lộ trình chuyển đổi IFRS gồm những giai đoạn nào?
Hành trình chuyển đổi IFRS gồm có bốn giai đoạn bao gồm: xác định phạm vi công việc, chuẩn bị nguồn lực, triển khai và giám sát. Hoàn thành được bốn giai đoạn này chính là chìa khóa cho giải pháp chuyển đổi IFRS thành công.
Xác định phạm vi công việc
Ở giai đoạn tiền đề này, doanh nghiệp cần xác định được quy mô và độ phức tạp của việc chuyển đổi trong đó có 7 thách thức chủ yếu, từ đó đặt ra các mốc thời hạn cho công việc nào cần ưu tiên để có sự phân công nhiệm vụ hiệu quả tối ưu.
Chuẩn bị nguồn lực
Quá trình chuyển đổi IFRS cần nhiều nguồn lực cả về nhân sự lẫn tài chính. Cần có một đội dự án chuyển đổi IFRS chuyên biệt vì lộ trình này cần sự phối hợp của nhiều phòng ban cũng như những người lãnh đạo. Doanh nghiệp cần cung cấp cho nhân sự chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính các kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc đúng thời hạn và không sai sót. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị các báo cáo tài chính đáp ứng được yêu cầu của chuẩn mực IFRS.
Triển khai
Doanh nghiệp cần lập kế hoạch rõ ràng và chi tiết cho việc thu thập dữ liệu, phân tích giao dịch, đo lường, phân loại và diễn giải các giao dịch theo chuẩn mực IFRS. Quá trình này cần sự tỉ mỉ và chính xác để giúp cho công việc được thực hiện một cách suôn sẻ, đảm bảo yêu cầu.
Giám sát
Đây là giai đoạn quan trọng không kém bởi nó giúp đảm bảo chất lượng thực tế của quy trình chuyển đổi. Doanh nghiệp cần giám sát để chắc chắn rằng quá trình chuyển đổi đã đạt các chỉ tiêu đề ra và các biện pháp kiểm soát nội bộ được thực hiện nghiêm ngặt.
Các chuẩn mực về kiểm soát nội bộ phải được đảm bảo trong suốt quá trình chuyển đổi bởi hệ thống báo cáo theo chuẩn mực IFRS của công ty.
2. Thứ tự ưu tiên công việc được sắp xếp như thế nào?
Doanh nghiệp nên ưu tiên giải quyết các yếu tố mang tính thách thức đối với doanh nghiệp trước. Sau đó, doanh nghiệp có thể xác định được yếu tố nào cần lập kế hoạch triển khai để chuẩn bị và thu thập dữ liệu trước năm 2025. Điểm khởi đầu chính là các chuẩn mực kế toán Việt Nam vì đây là nơi quá trình chuyển đổi bắt đầu. Để tối ưu hóa được thời gian chuyển đổi, doanh nghiệp cần lưu ý ba điểm:
Yếu tố cần giải quyết ngay lập tức
Những yếu tố cần giải quyết ngay lập tức đó là các chuẩn mực có khác biệt trọng yếu giữa VAS và IFRS mà cần thời gian và sự chuẩn bị để đáp ứng các yêu cầu của chuẩn mực. Những chuẩn mực này sẽ có ảnh hưởng nhất định tới những ngành nghề cụ thể.
Yếu tố cần chú ý nhưng chưa cần thiết
Các yếu tố này là những điểm quan trọng nhưng không có mức ảnh hưởng lớn hoặc lan tỏa. Các chuẩn mực này có thể được thực hiện sau khi đã chuẩn bị xong các chuẩn mực quan trọng khác.
Yếu tố cần tập trung
Đây là các phạm vi mang tính đơn giản, đã có kế hoạch chuyển đổi trước năm 2025. Các yếu tố này có sự phụ thuộc vào tốc độ chuyển đổi của các yếu tố khác.
3. Ý nghĩa của việc chuyển đổi IFRS thành công
Việc chuyển đổi IFRS thành công mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
Tăng tính minh bạch thông tin
IFRS giúp cho việc huy động vốn nước ngoài trở lên dễ dàng hơn, làm tăng tính minh bạch của thông tin, giúp các công ty có thể tiếp cận nguồn vốn trên thị trường quốc tế, cũng như nâng cao uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.
Tiết kiệm chi phí vốn và lập báo cáo
IFRS hỗ trợ giảm thiểu chi phí về vốn và chi phí báo cáo. Mặt khác, khi áp dụng theo IFRS các công ty đa quốc gia sẽ rút gọn chỉ còn một bộ báo cáo tài chính trên cùng một ngôn ngữ duy nhất, từ đó giúp tiết kiệm chi phí khi lập báo cáo.
Tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp
Ứng dụng IFRS sẽ giúp các thước đo hoạt động vận hành trong công ty theo một quy chuẩn chung, được áp dụng nghiêm ngặt bởi sự tuân thủ cao. Do đó, các doanh nghiệp có thể so sánh được với các đối thủ cạnh tranh để biết được điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ để tìm hướng khắc phụ và nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
4. RSM Việt Nam có thể hỗ trợ gì cho doanh nghiệp chuyển đổi IFRS?
Tại RSM Việt Nam, Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia về IFRS, những người đang tham gia trực tiếp trong tổ soạn thảo, nghiên cứu, triển khai và soát xét dự án áp dụng IFRS tại Việt Nam do Bộ Tài chính chủ trì thực hiện theo tinh thần Quyết định 345/QĐ-BTC. Bên cạnh đó, chúng tôi có những chuyên gia về IAS/IFRS đã thực hiện việc chuyển đổi báo cáo tài chính sang IAS/IFRS cho các tập đoàn nhà nước lớn từ những năm 1999.
Đội ngũ chuyên gia IFRS trong RSM Việt Nam sẽ hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp của bạn giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp tiềm ẩn của IFRS. Các dịch vụ IFRS của chúng tôi bao gồm:
Chuyển đổi báo cáo từ VAS sang IFRS;
Kiểm toán báo cáo theo IFRS
Tư vấn kế toán phức tạp
Đào tạo và cập nhật IFRS
Comentarios