top of page

4 điều doanh nghiệp cần chú ý để chuyển đổi IFRS thành công

huyentran23

Khi chuyển đổi IFRS, doanh nghiệp cần chú ý tới 4 vấn đề chính để thành công. Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, vốn hóa của thị trường chứng khoán tháng 9 năm 2021 đã lên tới hơn 8.3 triệu tỷ đồng, chiếm 133.83% GDP và tăng 24.48% so với cùng kì năm trước. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, trong đó có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như việc ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam có kế hoạch niêm yết trên các thị trường chứng khoán quốc tế đã đặt ra yêu cầu trong việc rút ngắn sự khác biệt giữa VAS (Vietnamese Accounting Standards) và IFRS (International Financial Reporting Standards).


Nội dung chính:


chuyen-doi-ifrs
Chuyển đổi IFRS

1. Lợi ích của việc chuyển đổi IFRS đối với doanh nghiệp

Việc chuyển đổi sang IFRS của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cho các doanh nghiệp hội nhập ở mức độ cao hơn nữa trong thị trường tài chính quốc tế cũng như đón nhận nguồn vốn FDI. Bên cạnh đó, chuyển dổi IFRS giúp cho chủ doanh nghiệp có cái nhìn tốt hơn về giá trị công ty của mình đặc biệt trong các thương vụ mua bán, sát nhập, thêm cổ đông mới,… Các doanh nghiệp cần có một bản báo cáo tài chính theo IFRS đầy đủ, minh bạch, chính xác và đáng tin cậy.


Việc chuyển đổi IFRS không chỉ giúp cải thiện khả năng thu hút dòng vốn FDI mà còn giúp các doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn do định mức tín nhiệm đã được tăng cao hơn. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không còn phải đặt mối ngờ về việc báo cáo tài chính được “làm đẹp”, gây rủi ro cho nhà đầu tư bởi trong BCTC lập theo IFRS, thông tin trở nên minh bạch, trách nhiệm giải trình của DN trở nên rõ ràng hơn.


Khảo sát của IASB cho thấy IFRS đã giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của thị trường vốn và thúc đẩy các khoản đầu tư toàn cầu. Ngoài ra, cộng đồng Châu Âu (EU) cũng đánh giá rằng sau 10 năm áp dụng IFRS, một ngôn ngữ kế toán chung đã được tạo ra cho thị trường vốn.


2. Thách thức khi chuyển đổi IFRS

Chuyển đổi IFRS tạo ra những tác động tích cực cho doanh nghiệp nhưng đi kèm với đó cũng là những thách thức lớn. Chuyển đổi IFRS không chỉ đơn thuần là công việc trên góc độ kế toán mà còn có tác động tới mọi mặt hoạt động của một tổ chức.


Thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới đã chỉ ra rằng việc không nhận định được chính xác mức độ phức tạp của quá trình chuyển đổi đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại khi chuyển đổi IFRS. Để chuyển đổi IFRS thành công cần rất nhiều sự thay đổi của doanh nghiệp cũng như sự hiểu biết và hợp tác của nhiều bộ phận khác nhau trong tổ chức. Các thách thức chính cần kể đến khi chuyển đổi IFRS bao gồm:


Nguồn nhân lực

Tại Việt Nam, nguồn nhân lực đủ chuyên môn và sẵn sàng cho việc triển khai IFRS còn rất hạn chế. Nguồn nhân lực ở đây không chỉ giới hạn ở bộ phận kế toán mà còn là lãnh đạo công ty bởi họ là người chịu trách nhiệm phê duyệt báo cáo tài chính.


Để triển khai IFRS, các doanh nghiệp sẽ cần thành lập nhóm riêng biệt bao gồm những nhân viên được đào tạo chuyên sâu về IFRS. Ngoài ra, các nhân sự này cũng cần đạt được trình độ tiếng Anh khá cao để tự mình nghiên cứu các quy định và cách diễn giải của IFRS trong trường hợp các hướng dẫn bằng tiếng Việt chưa được ban hành một cách đầy đủ.


Ngoài ra, theo Quyết định số 345/QĐ-BTC, các doanh nghiệp áp dụng IFRS sẽ thực hiện lập báo cáo tài chính hợp nhất theo IFRS, điều này có nghĩa là các công ty con, công ty liên kết cũng sẽ phải lập các bộ báo cáo cho mục đích hợp nhất của công ty mẹ theo IFRS. Do vậy, không chỉ công ty mẹ mà các công ty con, công ty liên kết cũng cần phải tuyển dụng và đào tạo các cán bộ kế toán có khả năng lập các bộ thông tin tài chính cho mục đích hợp nhất theo IFRS.


Có thể thấy việc đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho chuyển đổi IFRS là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp hiện nay. Trên thực tế, đa số các kiểm toán viên được đào tạo chuyên sâu về IFRS đều làm việc tại các công ty kiểm toán vì họ đã có nhiều khách hàng áp dụng IFRS và một số công ty là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế khác. Đó là lý do các doanh nghiệp nên phối hợp với các tổ chức kiểm toán uy tín để trang bị đầy đủ kiến thức cho đội ngũ quản lý và nhân viên cũng như sử dụng những dịch vụ lập báo cáo tài chính theo IFRS chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực phù hợp.


Tác động tới báo cáo tài chính khi áp dụng IFRS lần đầu tiên

Khi lập báo cáo tài chính năm đầu theo IFRS, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị để đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực đến báo cáo tài chính do sự khác biệt khá lớn giữa VAS và IFRS.


Khi các công ty lập báo cáo tài chính riêng theo VAS và báo hợp nhất theo IFRS, sẽ có sự khác nhau về lãi, lỗ. Theo báo cáo riêng VAS, doanh nghiệp có lãi nhưng theo IFRS, có thể sẽ bị lỗ. Do đó, doanh nghiệp sẽ không thể phân chia lợi nhuận cho các cổ đông vì theo quy định của Việt Nam, phần lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức sẽ được tính trên số nhỏ hơn giữa báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất.


chuyen-doi-IFRS
Chuyển đổi IFRS lần đầu

Hệ thống công nghệ thông tin

Để lập báo cáo tài chính theo IFRS, các doanh nghiệp sẽ phải thiết lập và duy trì một hệ thống phần mềm và sổ sách kế toán theo IFRS. Tại Việt Nam, trong giai đoạn đầu chuyển đổi IFRS, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục lập báo cáo tài chính riêng theo VAS và chỉ thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất theo IFRS. Các doanh nghiệp có hai lựa chọn: lập các bút toán chuyển đổi từ VAS sang IFRS thủ công để tạm thời phục vụ cho mục đích lập báo cáo tài chính theo IFRS trên cơ sở VAS hoặc triển khai hệ thống phần mềm kế toán có khả năng hoạch toán kế toán theo IFRS song song với VAS. Tuy nhiên việc triển khai một phần mềm như vậy phát sinh rất nhiều chi phí cũng như nguồn lực nhân sự. Đây là lý do nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp sử dụng các dịch vụ chuyển đổi IFRS từ các công ty kiểm toán, tư vấn quốc tế.


3. 4 điều doanh nghiệp cần để chuyển đổi IFRS thành công

Bắt đầu sớm: Các doanh nghiệp cần có một lộ trình chuyển đổi IFRS sớm để có thể lập ra những kế hoạch thay đổi về quy trình kinh doanh, tuyển dụng nhân sự và nguồn lực tài chính, không nên đợi đến giai đoạn bắt buộc áp dụng sau năm 2025 mới bắt đầu chuẩn bị. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia IFRS tại RSM Việt Nam, việc triển khai áp dụng IFRS lần đầu sẽ mất ít nhất 2-3 năm cho công tác đào tạo cũng như chuẩn bị số liệu báo cáo tài chính lập theo IFRS.


Có một đội dự án chuyển đổi IFRS chuyên biệt: Việc chuyển đổi IFRS là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều phòng ban cũng như những người lãnh đạo, vậy nên doanh nghiệp cần phải lập một đội dự án trong đó có thành viên của ban lãnh đạo cũng như sự tham gia của các phòng ban như kế toán, kinh doanh, pháp chế, công nghệ thông tin,…


Đào tạo đội ngũ kế toán có kiến thức về IFRS: Doanh nghiệp cần tuyển dụng và đào tạo một đội ngũ kế toán có kiến thức về IFRS ở cả công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn. Điều này giúp cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất theo IFRS được thực hiện một cách hiệu quả và chính xác.


Sử dụng dịch vụ tư vấn chuyển đổi IFRS từ các công ty kiểm toán, tư vấn chuyên nghiệp: Để tiết kiệm chi phí về thiết lập phần mềm hay đào tạo nhân sự có chuyên môn về IFRS, các doanh nghiệp nên cân nhắc việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ IFRS từ các công ty uy tín trên thị trường. Khi làm việc với các công ty kiểm toán, tư vấn có nhiều kinh nghiệm, doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ kịp thời đối với những vấn đề kỹ thuật trọng yếu khi lập báo cáo tài chính theo IFRS.


4. Tại sao nên lựa chọn dịch vụ chuyển đổi IFRS tại RSM Việt Nam

Tại RSM Việt Nam, chúng tôi có đội ngũ chuyên gia về IFRS, những người đang tham gia trực tiếp trong tổ soạn thảo, nghiên cứu, triển khai và soát xét dự án áp dụng IFRS tại Việt Nam do Bộ tài chính chủ trì thực hiện theo tinh thần Quyết định 345/QĐ-BTC. Bên cạnh đó, Chúng tôi có những chuyên gia về IAS/IFRS đã thực hiện việc chuyển đổi báo cáo tài chính sang IAS/IFRS cho các tập đoàn nhà nước lớn từ những năm 1999.


Đội ngũ chuyên gia IFRS tại RSM Việt Nam sẽ hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp của bạn giải quyết các vấn đề phức tạp tiềm ẩn của IFRS. Các dịch vụ IFRS của chúng tôi bao gồm:

  • Chuyển đổi báo cáo từ VAS sang IFRS;

  • Kiểm toán báo cáo theo IFRS

  • Tư vấn kế toán phức tạp

  • Đào tạo và cập nhật IFRS


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:



360 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page