Kiểm toán doanh nghiệp niêm yết là vấn đề đang nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay trong bối cảnh từ sau năm 2025, tất cả các công ty niêm yết bắt buộc phải lập báo cáo tài chính hợp nhất theo IFRS. Vậy có lưu ý những gì khi chuyển đổi IFRS và làm sao để lựa chọn được đơn vị kiểm toán đủ điều kiện cho yêu cầu kiểm toán của doanh nghiệp niêm yết? Câu trả lời sẽ được tìm thấy trong bài viết sau đây.
Nội dung chính:
1. Điều kiện trở thành công ty niêm yết
Theo điều 109 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, điều kiện niêm yết cổ phiếu từ ngày 01/01/2021 được quy định như sau:
a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng trở lên căn cứ trên báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán, đồng thời giá trị vốn hóa đạt tối thiểu 30 tỷ đồng tính theo bình quân gia quyền giá thanh toán cổ phiếu trong đợt chào bán ra công chúng gần nhất theo quy định của Nghị định này hoặc giá tham chiếu cổ phiếu giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom trung bình 30 phiên gần nhất trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết hoặc bình quân giá quyền giá thanh toán trong đợt bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa;
b) Đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết; đã giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom tối thiểu 02 năm, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết đã chào bán cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa;
c) Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm đăng ký niêm yết tối thiểu là 5% và hoạt động kinh doanh của 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; không có lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên được soát xét trong trường hợp đăng ký niêm yết sau ngày kết thúc của kỳ lập báo cáo tài chính bán niên;
d) Trừ trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa, tổ chức đăng ký niêm yết phải có tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức đăng ký niêm yết từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết;
đ) Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban Kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị bổ nhiệm và cổ đông lớn là người có liên quan của các đối tượng trên phải cam kết tiếp tục nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
e) Công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty không bị xử lý vi phạm trong thời hạn 02 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán;
g) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký niêm yết, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty chứng khoán.
2. Thách thức khi chuyển đổi IFRS đối với công ty niêm yết
Theo dự án áp dụng IFRS của bộ tài chính tại Việt Nam, lộ trình IFRS được chia làm 3 giai đoạn. Đến giai đoạn 3 (từ sau năm 2025), tất cả các công ty niêm yết bắt buộc phải lập báo cáo tài chính hợp nhất theo IFRS.
Các công ty niêm yết nói riêng và các doanh nghiệp nói chung đều sẽ gặp phải những khó khăn và thách thức khi chuyển đổi IFRS. Những thách thức chủ yếu phải kể đến là:
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực ở đây không chỉ giới hạn ở đội ngũ các nhân viên kế toán của các doanh nghiệp là đối tượng áp dụng IFRS, mà bao gồm cả lãnh đạo của các công ty này, vì họ là người chịu trách nhiệm phê duyệt báo cáo tài chính.
Hệ thống công nghệ thông tin
Để có thể lập báo cáo tài chính theo IFRS, tối thiểu ở cấp độ Công ty mẹ, các doanh nghiệp áp dụng IFRS sẽ phải thiết lập và duy trì một hệ thống phần mềm và sổ sách kế toán theo IFRS.
Ảnh hưởng tiêu cực đến báo cáo tài chính khi áp dụng IFRS lần đầu tiên
Đã có rất nhiều cuộc hội thảo, những bài báo viết về những lợi ích của việc áp dụng IFRS, và đó cũng chính là cơ sở mà Chính phủ Việt Nam xây dựng đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam. Tuy nhiên, có một thực tế là, khi lập báo cáo tài chính năm đầu tiên theo IFRS, nhiều doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực đến báo cáo tài chính do có sự khác biệt lớn giữa VAS hiện tại và IFRS.
Đứng trước những thách thức trong quá trình chuyển đổi IFRS, rất nhiều công ty niêm yết đã lựa chọn dịch vụ kiểm toán và hỗ trợ IFRS của các công ty kiểm toán, tư vấn chuyên nghiệp như RSM Việt Nam.
3. Điều kiện thực hiện kiểm toán công ty niêm yết
Nghị định 134/2020/NĐ-CP đã quy định tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng phải có đủ các Điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán được Bộ Tài chính cấp còn hiệu lực;
b) Có vốn Điều lệ hoặc vốn được cấp (đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam) từ 6 tỷ đồng trở lên và phải thường xuyên duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn 6 tỷ đồng;
c) Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 10 người trở lên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Nghị định này;
d) Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu là 24 tháng tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán;
đ) Đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm cho tối thiểu 200 đơn vị được kiểm toán tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký.
Trường hợp tổ chức kiểm toán đã được chấp thuận trong năm nộp hồ sơ thì phải có thêm Điều kiện là đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm (hoặc báo cáo soát xét báo cáo tài chính) cho tối thiểu 10 đơn vị có lợi ích công chúng tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký;
e) Có hệ thống kiểm soát chất lượng được xây dựng phù hợp với quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam;
g) Đã thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính;
h) Không thuộc các trường hợp không được xem xét, chấp thuận theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;
i) Nộp đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán theo quy định tại các Điều 9 và 10 Nghị định này.
4. RSM Việt Nam - Đơn vị uy tín kiểm toán cho doanh nghiệp niêm yết
RSM Việt Nam tự hào là một trong những đơn vị được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.
RSM Việt Nam là thành viên của hãng RSM Global, do đó chúng tôi có sự liên kết quốc tế khi tiến hành kiểm toán các khách hàng có trụ sở chính và các công ty thành viên nằm tại các quốc gia khác nhau. RSM Global có mặt tại hơn 120 quốc gia trên toàn thế giới với 820 văn phòng trải khắp Châu Mỹ, Châu Âu, MENA và Châu Á Thái Bình Dương…
Bộ phận kiểm toán cho công ty niêm yết của RSM Việt Nam với kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu trong nhiều ngành nghề sẽ giúp cho khách hàng có được trải nghiệm dịch vụ kiểm toán tốt nhất. Các cuộc thảo luận trực tiếp trong suốt quá trình kiểm toán là rất quan trọng để giải quyết các vấn đề chính. Ban lãnh đạo RSM Việt Nam sẽ làm việc chặt chẽ với khách hàng trong suốt quá trình trước và sau cuộc kiểm toán để nắm bắt kịp thời các khó khăn mà khách hàng đang gặp phải cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp nhất.
Khi bắt đầu cuộc kiểm toán, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi dành nhiều thời gian để tìm hiểu về hoạt động cũng như môi trường kinh doanh của khách hàng. Dựa trên việc nghiên cứu này và những kinh nghiệm liên quan với các khách hàng tương tự, nhóm kiểm toán sẽ xây dựng kế hoạch phù hợp nhất để tập trung vào các vấn đề trọng yếu mà khách hàng đang gặp phải. Các đối tác và khách hàng của chúng tôi có thể trao đổi trực tiếp với ban lãnh đạo và đội ngũ chuyên gia của RSM Việt Nam để kịp thời hỗ trợ các giao dịch phức tạp hoặc bất thường.
Chúng tôi áp dụng phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro tối ưu (RSM Orb) và được khẳng định bởi cam kết của chúng tôi đối với tính chính trực, độc lập và hành vi đạo đức nghề nghiệp.
Hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của RSM Việt Nam để được trợ giúp.
Comments