Việc chuyển đổi IFRS (chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS) của Việt Nam là một yếu tố quan trọng giúp cho các doanh nghiệp ở Việt Nam có thể hội nhập và gia nhập ở mức độ cao hơn nữa vào thị trường của thế giới.
Nội dung chính:
Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC về việc phê duyệt “Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam”. Theo đó, lộ trình thực hiện thay thế VAS bằng IFRS sẽ chính thức áp dụng bắt buộc sau năm 2025. Trong khoảng thời gian này, các doanh nghiệp thuộc quy định trên nên có lộ trình cụ thể để chuyển đổi từ VAS sang IFRS.
Điều này có đồng nghĩa với việc VAS hiện tại trở nên lỗi thời vào thời điểm chuyển giao sau năm 2025? Hay sẽ có một sự thay đổi mang tính bước ngoặt vào ngày đó, đòi hỏi những nỗ lực thực sự để tuân thủ sau năm 2025? Câu trả lời cho cả hai câu hỏi trên là “Không”.
Đây không phải là một cuộc cải tiến về kế toán, mà là một lộ trình chuyển đổi từ một cơ sở toàn diện của những nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung sang một cơ sở khác.
Cơ sở mới này bao gồm các vấn đề cốt lõi cần được thực hiện ngay lập tức, một số vấn đề quan trọng cần được thực hiện trong quá trình chuyển đổi trong khi một số vấn đề khác có thể được giải quyết sau nhưng dự kiến sẽ được hoàn thành trước ngày triển khai tổng thể. Ngoài ra, có một loạt các vấn đề, bao gồm các yêu cầu trình bày thông tin bổ sung sẽ cần được thực hiện trước ngày chuyển đổi. Về mặt tích cực, đa phần đã có những tương đồng với cơ sở báo cáo tài chính của Việt Nam hiện tại, nhưng một vài chuẩn mực sẽ cần được thay thế.
I. Đích đến của chuyển đổi IFRS là gì?
Đích đến cuối cùng là sự chuyển đổi hoàn chỉnh tất cả các báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS cho các năm tài chính sau 2025, với sự điều chỉnh tương ứng cột số liệu so sánh của năm trước (bao gồm cả kết quả hàng quý).
Viễn cảnh này bao gồm việc thay đổi tất cả các hoạt động, nguồn lực và hệ thống bên trong doanh nghiệp, cũng như sự thay đổi về nhận thức của thị trường, bao gồm tất cả các bên liên quan.
Yếu tố cốt lõi trong quá trình này là thuyết minh về các tác động có thể xảy ra trong báo cáo tài chính cho các năm kết thúc vào hoặc sau ngày 31 tháng 12 năm 2024, 2025 và 2026.
II. Làm thế nào để chuyển đổi IFRS?
Bất kỳ hành trình nào cũng có thể được kiểm soát dễ dàng với kế hoạch và chỉ dẫn cụ thể. Về cơ bản, để hoàn thành kế hoạch chuyển đổi, có bốn giai đoạn trong lộ trình gồm: xác định phạm vi công việc, chuẩn bị các nguồn lực, triển khai kế hoạch và giám sát quá trình.
III. Bốn giai đoạn của quá trình chuyển đổi IFRS
Xác định quy mô và mức độ phức tạp, đặt ra thời hạn công việc, ưu tiên và phân công trách nhiệm.
Cung cấp cho nhân lực chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính của doanh nghiệp các kỹ năng để thực hiện các báo cáo chuyển đổi một cách đúng thời hạn và không có sai sót; và để chuẩn bị các báo cáo tài chính đáp ứng được yêu cầu của chuẩn mực IFRS trong tương lai.
Lập kế hoạch cụ thể và triển khai kế hoạch để thu thập dữ liệu, phân tích các giao dịch, đo lường, phân loại và diễn giải các giao dịch đó theo IFRS.
Đảm bảo rằng chất lượng thực tế của quá trình đã đạt chỉ tiêu đề ra, đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát nội bộ - một yếu tố quan trọng của môi trường các doanh nghiệp đại chúng tại Việt Nam - được đưa vào quy trình chuyển đổi và cung cấp cho các cấp lãnh đạo khả năng thực thi vai trò giám sát của họ trong quá trình chuyển đổi này.
IV. Hành trình chuyển đổi IFRS sẽ kéo dài bao lâu?
Điều đầu tiên mà các doanh nghiệp cần chuẩn bị là xác định những việc cần làm và thời gian thực hiện. Các yếu tố cụ thể được yêu cầu khi áp dụng IFRS lần đầu tiên như sau (các mốc thời gian dưới đây dựa trên giả định công ty có năm tài chính kết thúc vào cuối năm dương lịch).
Năm 2023: Trình bày dự kiến các ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi đến báo cáo tài chính.
Năm 2024: Trình bày dự kiến và đánh giá mức độ ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi đến BCTC>
Năm 2025: Trình bày số liệu đầu kỳ của Bảng cân đối kế toán tại ngày chuyển đổi (01/01/2025)
Trình bày dữ liệu so sánh cho toàn bộ năm tài chính.
Sau 2025: Trình bày các “Thuyết minh báo cáo tài chính” cho năm tài chính thực hiện chuyển đổi, đáp ứng các yêu cầu của IFRS 1, chi tiết về các chính sách kế toán áp dụng, đồng thời đảm bảo về độ chính xác của các thông tin về Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và nguồn vốn với báo cáo tài chính của năm trước. Hoàn tất quá trình chuyển đổi, lập và trình bày báo cáo tài chính.
V. Những lợi ích của việc chuyển đổi BCTC theo IFRS
Việc chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang mang lại những lợi ích chính cho doanh nghiệp như sau:
Tăng tính minh bạch thông tin
IFRS giúp cho việc huy động vốn nước ngoài trở lên dễ dàng hơn, đồng thời, giúp nâng cao trách nhiệm giải trình bằng cách giảm bớt lỗ hổng thông tin giữa nội bộ và bên ngoài công ty. Từ đó, làm tăng tính minh bạch của thông tin, giúp các công ty có thể tiếp cận nguồn vốn trên thị trường quốc tế, cũng như nâng cao uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.
Tiết kiệm chi phí vốn và lập báo cáo
IFRS hỗ trợ giảm thiểu chi phí về vốn và chi phí báo cáo. Từ việc gia tăng tính tin cậy về thông tin, doanh nghiệp sẽ tăng khả năng huy động dòng vốn đầu tư nước ngoài, giảm thiểu chi phí phát hành chứng khoán để huy động vốn. Mặt khác, khi áp dụng theo IFRS các công ty đa quốc gia sẽ rút gọn chỉ còn một bộ báo cáo tài chính trên cùng một ngôn ngữ duy nhất, từ đó giúp tiết kiệm chi phí khi lập báo cáo.
IFRS giúp doanh nghiệp thể hiện sự cam kết các tiêu chuẩn cao nhất về thông tin tài chính và bảo vệ nhà đầu tư, đem lại cho các công ty tấm hộ chiếu để thâm nhập vào hầu hết mọi thị trường vốn trên thế giới.
Tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp
Ứng dụng IFRS sẽ giúp các thước đo hoạt động vận hành trong công ty theo một quy chuẩn chung, được áp dụng nghiêm ngặt bởi sự tuân thủ cao. Báo cáo tài chính theo chuẩn mực toàn cầu vì thế cũng sẽ cung cấp thông tin toàn diện, đúng đắn, kịp thời. Do đó, các doanh nghiệp có thể so sánh được với các đối thủ cạnh tranh để biết được điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ để tìm hướng khắc phụ và nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Về lâu dài, để đảm bảo cho việc lập và trình bày BCTC theo IFRS, doanh nghiệp cần
Phân tích hoạt động kinh doanh cũng như rà soát, kiểm tra và thiết lập lại hệ thống, quy trình cũng như hạ tầng của doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc xây dựng và lựa chọn các mô hình tài chính phù hợp với yêu cầu của IFRS;
Chuẩn mực IFRS được xây dựng dựa trên hệ thống các nguyên tắc, cho phép doanh nghiệp có thể lựa chọn chính sách kế toán, ước tính kế toán và các mô hình tài chính theo yêu cầu của IFRS phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có thể thiết lập lại hệ thống kế toán phù hợp nhất với đặc thù kinh doanh của mình;
Doanh nghiệp cần đánh giá về hệ thống hạ tầng cơ sở thông tin hiện có. Ứng dụng giải pháp công nghệ hỗ trợ quá trình thu thập, chuẩn hóa dữ liệu, xử lý dữ liệu, cũng như kết nối mọi hoạt động từ tất cả các phòng ban bên trong doanh nghiệp, hoặc với các bên liên quan từ bên ngoài doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần triển khai kế hoạch nâng cấp phần mềm, nếu cần thiết và tiến hành thiết lập và phản ánh những khác biệt giữa VAS và IFRS lên hệ thống.
Phương án tối ưu nhất là lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấnchuyên nghiệp để chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS để tăng độ chính xác và tối ưu nhân lực.
Tại RSM Việt Nam, Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia về IFRS, những người đang tham gia trực tiếp trong tổ soạn thảo, nghiên cứu, triển khai và soát xét dự án áp dụng IFRS tại Việt Nam do Bộ Tài chính chủ trì thực hiện theo tinh thần Quyết định 345/QĐ-BTC. Bên cạnh đó, chúng tôi có những chuyên gia về IAS/IFRS đã thực hiện việc chuyển đổi báo cáo tài chính sang IAS/IFRS cho các tập đoàn nhà nước lớn từ những năm 1999.
Đội ngũ chuyên gia IFRS trong RSM Việt Nam sẽ hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp của bạn giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp tiềm ẩn của IFRS. Các dịch vụ IFRS của chúng tôi bao gồm:
Chuyển đổi báo cáo từ VAS sang IFRS;
Kiểm toán báo cáo theo IFRS
Tư vấn kế toán phức tạp
Đào tạo và cập nhật IFRS
Comentários