top of page
Ảnh của tác giảRSM Việt Nam

Mùa thanh tra thuế - doanh nghiệp cần biết gì?

Thanh tra, kiểm tra chưa bao giờ là một vấn đề “dễ thở” đối với Doanh nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực, quy mô và địa bàn nào. Giai đoạn nửa sau hàng năm là thời điểm cơ quan thuế tập trung mạnh mẽ để rà soát rủi ro với hoạt động của các Doanh nghiệp trên địa bàn, chọn ra các Doanh nghiệp vào danh sách và chuẩn bị cho các cuộc thanh, kiểm tra Thuế.


Các Doanh nghiệp thường có xu hướng tập trung chủ yếu vào các vấn đề trong quá trình thanh kiểm tra sau khi Doanh nghiệp của mình có quyết định thanh, kiểm tra từ cơ quan thuế. Tuy nhiên, theo đánh giá của RSM – một trong những đơn vị tư vấn thuế hàng đầu Việt Nam, giai đoạn rà soát dấu hiệu vi phạm rủi ro của chính Doanh nghiệp mình vô cùng quan trọng và có thể ảnh hưởng sống còn tới tuân thủ của các Doanh nghiệp.


Trong bài viết này, RSM sẽ đưa ra danh sách các vấn đề cần được Doanh nghiệp đặc biệt chú ý trước, trong và sau khi thanh, kiểm tra Thuế.


Chi phí lãi vay doanh nghiệp trong giao dich liên kết

Trước khi đi các vấn đề cần lưu ý khi được thanh, kiểm tra Thuế, chúng ta cùng xem những doanh nghiệp thuộc đối tượng nào có khả năng thanh kiểm tra Thuế năm 2021 nhiều hơn:


1. Về ngành nghề, lĩnh vực:

  • Doanh nghiệp làm về lĩnh vực bất động sản, xăng dầu

  • Doanh nghiệp làm về kinh doanh đa cấp

  • Doanh nghiệp kinh doanh Online/ Games, thu nhập từ các sản phẩm điện tử

  • Doanh nghiệp nhập khẩu ngành hàng có thuế xuất cao

  • Doanh nghiệp xây dựng BOT, BT


2. Về hoạt động của Doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp có giao dịch liên kết, doanh nghiệp chuyển giá, doanh nghiệp liên tục báo lỗ,…

  • Doanh nghiệp rủi ro cao về hóa đơn: vấn đề về hóa đơn điện tử, phát hành hóa đơn, mua hóa đơn giấy,…

  • Doanh nghiệp FDI báo lỗ nhưng vẫn mở rộng kinh doanh



Các đối tượng Doanh nghiệp như nêu trên sẽ là “mục tiêu” chính đối với cơ quan thuế và sẽ được tập trung rà soát, đánh giá hàng kỳ để nhận diện dấu hiệu vi phạm hơn rất nhiều. Doanh nghiệp cần nắm được những vấn đề và lưu ý quan trọng để đối diện với việc thanh, kiểm tra thuế một cách “nhẹ nhàng” và hiệu quả nhất. Vậy trong năm 2022 này, vấn đề Thuế nào cần được Doanh nghiệp chú ý?


1. Hãy tuân thủ:

  • Đầu tiên, hãy thực hiện nộp đầy đủ các báo cáo Thuế qua kênh Online, hiện nay cơ quan Thuế đang ưu tiên kiểm tra qua kênh này.

  • Đặc biệt lưu ý đến vấn đề Thuế thu nhập cá nhân – bảo hiểm của doanh nghiệp. Hiện nay cơ quan Thuế và cơ quan Bảo hiểm kết hợp kiểm tra và đảm bảo thu đủ số Thuế từ doanh nghiệp.

  • Nên áp dụng hóa đơn điện tử. Nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy, hãy có lý do hợp lý cho việc này.

  • Những doanh nghiệp có những loại Thuế không thường xuyên phát sinh phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cho các loại thuế này.

  • Nếu doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tại cơ sở khác ngoài trụ sở, phải đăng ký hồ sơ thuế đầy đủ để đảm bảo tính pháp lý.

2. Hãy tìm hiểu về thanh tra thuế để chuẩn bị cho các tình huống có thể phát sinh:

  • Khi thanh kiểm tra phải có quyết định thanh kiểm tra của Cơ quan Thuế có thẩm quyền. Doanh nghiệp có quyền không tiếp nếu không có quyết định chính thức;

  • Thanh tra không quá 1 lần 1 năm (Tham khảo chỉ thị 20/CT-TTg). Nếu cùng tính chất thì chỉ được thanh tra cùng một nội dung trong năm, không được trùng nội dung thanh kiểm tra trong cùng năm.

  • Quyền của người bị thanh tra Nếu không đồng ý với kết luận thanh tra, doanh nghiệp cần ghi vào biên bản, doanh nghiệp không đồng ý khoản nào, điểm nào để làm bằng chứng. Sau đó, doanh nghiệp làm khiếu nại gởi cơ quan có thẩm quyền, lưu ý thời hạn khiếu nại. Nếu khiếu nại không được, muốn khiếu nại ra Tòa, doanh nghiệp nên làm văn bản thông báo rút lại khiếu nại để đưa ra Tòa. Tuy nhiên, nên có khiếu nại rồi mới ra Tòa.

  • Thời hiệu truy thu thuế Thời hạn tối đa truy thu thuế là 10 năm theo Luật quản lý thuế.

  • Thời hiệu phạt hành chính thuế Phạt hành chính thuế có thời hiệu tối đa 5 năm.

  • Thời hiệu phạt chậm nộp thuế không giới hạn thời gian và hiện là 0.03%/ngày.

  • Quyết định thanh tra, công bố…..có thời hạn cụ thể căn cứ Luật quản lý thuế Quyết định thanh kiểm tra:

– Trong vòng 10 ngày, đội thanh kiểm tra phải lập biên bản thông báo quyết định kiểm tra có sự xác nhận của 2 bên.

– Thời gian thanh kiểm tra là 5 ngày, đội thanh tra có thể đề nghị với Cơ quan thuế để kéo dài thời gian kiểm tra tối đa 30 ngày và phải có biên bản thanh tra ký xác nhận hai bên.

- Trong cuộc thanh tra thuế, cơ quan thuế không có chức năng phạt hành chính về kế toán. Ví dụ: doanh nghiệp hạch toán sai, cơ quan thuế thanh tra phát hiện, không phạt doanh nghiệp. Cơ quan thuế có thể đề nghị Sở tài chính phạt.


Việc nắm bắt và hiểu biết rõ ràng về những nghĩa vụ tuân thủ của Doanh nghiệp cũng như hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của mình trong các cuộc thanh, kiểm tra Thuế để luôn sẵn sàng cho các tình huống có thể xảy ra.


Tuy nhiên, trên thực tế số lượng quy định về nghĩa vụ của Doanh nghiệp là không nhỏ. Nắm bắt được rõ ràng các quy định trên lại càng là điều không hề dễ dàng. Vì thế, rất nhiều Doanh nghiệp hiện nay đã tìm tới giải pháp lựa chọn một đơn vị đồng hành với mình trong suốt giai đoạn từ rà soát tuân thủ và dấu hiệu vi phạm, khắc phục và bổ sung, tiếp nhận thanh kiểm tra và tuân thủ hậu thanh, kiểm tra.


RSM tự hào là đơn vị tư vấn thuế có bề dày kinh nghiệm với việc hỗ trợ thanh, kiểm tra Thuế cho các Doanh nghiệp lớn nhỏ. Bất cứ khi nào có thắc mắc và cần sự hỗ trợ từ chúng tôi, hãy liên hệ và cho chúng tôi biết yêu cầu của quý Doanh nghiệp.






79 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

留言


ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page