Báo cáo tài chính là một tài liệu quan trọng để đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. Nó cung cấp cho các nhà đầu tư, ngân hàng và các bên liên quan khác thông tin về thu nhập, chi phí, lợi nhuận và các khoản nợ của công ty.
Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính là một tài liệu chứa thông tin về tài sản, nợ phải trả, lợi nhuận và các khía cạnh tài chính khác của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Theo Điều 3 Khoản 1 Luật Kế toán 2015 “Báo cáo tài chính là hệ thống các thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo hình thức quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Báo cáo tài chính áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính đúng thời hạn, chính xác và phù hợp với chế độ kế toán, thống kê.”
Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về các thông tin sau:
Tài sản;
Nợ phải trả;
Vốn chủ sở hữu
Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
Lãi, lỗ và phân phối kết quả kinh doanh;
Dòng tiền.
Ngoài thông tin này, doanh nghiệp phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” để giải thích thêm về các chỉ tiêu phản ánh trên báo cáo tài chính và các chính sách kế toán được áp dụng để ghi nhận các giao dịch.
Nếu công ty hoạt động theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì các báo cáo bắt buộc bao gồm:
Bảng cân đối kế toán Mẫu B01
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu B02 – DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu B03 – DN
Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu B09 – DN
Trường hợp công ty hoạt động theo Quyết định 48/QĐ-BTC thì hồ sơ báo cáo bắt buộc bao gồm:
Bảng cân đối kế toán Mẫu B01 – DNN
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu B02 – DNN
Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu B09 – DNN
Bảng cân đối tài khoản Mẫu F01- DNN.
Nếu công ty hoạt động theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC thì các báo cáo bắt buộc bao gồm:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu B02 - DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu B03 - DN
Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu B09 - DN
Mục đích của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là một tài liệu quan trọng mà các công ty cần phải đảm bảo tính chính xác và minh bạch, điều quan trọng là các công ty phải lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực và chế độ kế toán. Điều này không chỉ giúp duy trì tính toàn vẹn của báo cáo tài chính mà còn cho phép các bên liên quan đưa ra quyết định sáng suốt về công ty.
Báo cáo tài chính là một tài liệu quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải xử lý và nộp lại các cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo các quy định của Pháp luật về kế hoán và thống kê. Theo Điều 97 Thông tư 200/2014/TT-BTC về Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, báo cáo tài chính có chức năng như sau:
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
a) Tài sản;
b) Nợ phải trả;
c) Vốn chủ sở hữu;
d) Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
đ) Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
e) Các luồng tiền.
Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.
Khi nào cần nộp báo cáo tài chính?
Thời hạn nộp báo cáo tài chính của các loại hình công ty được quy định như sau
Đối với doanh nghiệp nhà nước
- Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Cụ thể với kỳ kế toán năm từ 01.01 đến 31.12 thì doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính trước ngày 30.01 của năm tiếp theo
Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước: thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là ngày 90 tính từ ngày kết thúc năm tài chính. Cụ thể với kỳ kế toán năm từ 01.01 đến 31.12 thì doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính trước ngày 30.03 của năm tiếp theo
Đối với các doanh nghiệp khác:
- Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hợp danh: thời hạn nộp báo cáo tài chính năm là ngày 30 tính từ ngày kết thúc năm tài chính. Cụ thể với kỳ kế toán năm từ 01.01 đến 31.12 thì doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính trước ngày 30.01 của năm tiếp theo
- Các doanh nghiệp khác: thời hạn nộp báo cáo tài chính năm là ngày 90 tính từ ngày kết thúc năm tài chính. Cụ thể với kỳ kế toán năm từ 01.01 đến 31.12 thì doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính trước ngày 30.03 của năm tiếp theo.
Có những loại báo cáo tài chính nào?
Có 4 loại báo cáo tài chính cơ bản mà doanh nghiệp cần lưu ý, đó là: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ .
Báo cáo tài chính gồm những gì?
Theo quy định, bản báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm những nội dung sau: - Các tờ khai quyết toán thuế:
+ Tờ khai quyết toán thuế TNDN. + Tờ khai quyết toán thuế TNCN
- Bộ báo cáo tài chính:
+ Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Bảng cân đối tài khoản
- Ngoài ra còn có phụ lục đi kèm:
+ Thuyết minh báo cáo tài chính + Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
- Nội dung báo cáo tài chính: Trong bản báo cáo tài chính, cần cung cấp những thông tin cụ thể về:
+ Tài sản + Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu + Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh + Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh + Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước + Tài sản khác có liên quan đến đơn vị + Luồng tiền ra vào, luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Ngoài ra, trong bản Thuyết minh báo cáo tài chính, doanh nghiệp còn phải cung cấp thêm thông tin về: Chế độ kế toán áp dụng, hình thức kế toán, nguyên tắc ghi nhận, phương pháp tính giá, hạch toán hàng tồn kho, phương pháp trích khấu hao tài sản cố định…
Hình thức lập và nội dung trình bày, thời hạn lập và nộp của dạng báo cáo tài chính tổng hợp được thực hiện dựa trên quy định Pháp luật Việt Nam.
Cụ thể như sau:
Đối với công ty mẹ và tập đoàn, khi vừa phải lập báo cáo tài chính tổng hợp vừa lập báo cáo tài chính hợp nhất thì phải tiến hành thực hiện lập báo cáo tài chính tổng hợp đầu tiên.
Trình tự tổng hợp theo loại hình hoạt động sau: Sản xuất và kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sự nghiệp sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Sau cùng là lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất giữa các loại hình hoạt động.
Trong khi lập báo cáo tài chính giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh đã có thể thực hiện các quy định về hợp nhất báo cáo tài chính.
Ý nghĩa của việc đọc báo cáo tài chính và cách đọc báo cáo tài chính
Ý nghĩa của việc đọc báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính có vai trò như một công cụ thống kê và phản ánh toàn bộ hoạt động tài chính của một doanh nghiệp, liên quan đến ngân sách của nó. Vì vậy, báo cáo tài chính không chỉ quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn là cơ sở cho các cơ quan chính phủ và đối tác. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:
Đối với chủ doanh nghiệp: Đọc báo cáo tài chính giúp chủ doanh nghiệp nắm được tình hình tài chính của công ty, nhận biết điểm mạnh và điểm yếu trong tình hình tài chính, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục và quản lý tài chính doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.
Đối với ngân hàng: Ngân hàng đọc báo cáo tài chính để hiểu về tình hình tài chính "sức khỏe" của doanh nghiệp, nắm bắt được cơ cấu vốn, doanh thu và tỷ suất lợi nhuận, từ đó sử dụng như cơ sở để đưa ra quyết định về việc cho vay.
Đối với nhà đầu tư: Nhà đầu tư sử dụng báo cáo tài chính để tìm hiểu về doanh nghiệp, xác định tỷ suất sinh lời và mức độ rủi ro, từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
Đối với các cơ quan chức năng: Việc đọc báo cáo tài chính giúp các cơ quan chức năng phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, ngăn chặn các sai phạm và đưa ra các biện pháp quản lý tốt hơn để đảm bảo sự phát triển và an toàn của doanh nghiệp.
Cách đọc báo cáo tài chính
Khi đọc báo cáo tài chính, có ba loại báo cáo quan trọng mà chúng ta cần chú ý: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Cách đọc bảng cân đối kế toán: Trên bảng cân đối kế toán, có hai tài khoản quan trọng cần lưu ý là tài khoản 131 (công nợ phải thu của khách hàng) và tài khoản 331 (công nợ phải trả cho nhà cung cấp). Chúng ta cần xem xét xem hai tài khoản này có khớp nhau không. Điều quan trọng để nhớ là:
Nếu tài khoản 131 và 331 giảm so với cùng kỳ trước, đó là một dấu hiệu tốt.
Tài khoản 131 không nên chiếm tỷ trọng quá lớn trong tài sản của doanh nghiệp.
Tài khoản 331 không nên chiếm tỷ trọng quá lớn trong vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Cách đọc báo cáo kết quả kinh doanh: Khi đọc báo cáo kết quả kinh doanh, chúng ta cần thực hiện các bước sau:
Phân tách doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.
Xem tỷ trọng của từng khoản doanh thu trong tổng doanh thu và tỷ trọng của từng khoản chi phí trong tổng chi phí. So sánh sự thay đổi của doanh thu và chi phí so với cùng kỳ trước.
Quan sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi trong doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.
Cách đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Bằng cách đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ, chúng ta có thể hiểu được vòng quay của nguồn vốn và khả năng thu hồi vốn nhanh chậm của doanh nghiệp. Các điểm cần lưu ý bao gồm:
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Bao gồm thanh toán từ khách hàng, thanh toán cho nhà cung cấp, thanh toán cho nhân viên, nộp thuế, trả lãi ngân hàng, v.v. Đây là lượng tiền được tạo ra bởi doanh nghiệp và không phải là tiền vay hoặc tiền huy động.
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Đây là dòng tiền liên quan đến hoạt động mua sắm, bán lại hoặc thanh lý tài sản cố định hoặc tài sản dài hạn của doanh nghiệp.
Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Đây là dòng tiền liên quan đến việc tăng hoặc giảm vốn chủ sở hữu và hoạt động vay nợ của doanh nghiệp.
Khi đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cần lưu ý các điểm sau:
Trừ khi nói về dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, các dòng tiền từ hoạt động đầu tư và tài chính thường có sự "tăng" trong kỳ hiện tại và "giảm" trong kỳ tương lai, hoặc ngược lại.
Quan trọng nhất là tập trung vào dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, bởi nó phản ánh khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp trong thực tế.
Số tiền và các khoản tương đương tiền vào cuối kỳ có thể "giảm" so với kỳ trước đó, nhưng điều này không nhất thiết là một tín hiệu xấu, vì có thể do doanh nghiệp đã thanh toán các khoản vay trước đó.
Với việc hiểu và đọc báo cáo tài chính một cách đúng đắn, chúng ta có thể đánh giá được tình hình tài chính của một doanh nghiệp, nhận MN<>biết các điểm mạnh và yếu, đồng thời đưa ra các quyết định quan trọng về đầu tư, vay nợ và quản lý tài chính.
Mẫu báo cáo tài chính (Ban hành kèm Phụ lục 02 - theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính)
Thuyết minh báo cáo tài chính là gì ?
Thuyết minh báo cáo tài chính là một phần giải thích và bổ sung thông tin về hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Nó cung cấp thông tin chi tiết hơn và rõ ràng hơn so với các bảng báo cáo khác. Thông qua thuyết minh, nhà đầu tư có thể hiểu rõ và chính xác hơn về hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
Thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: Mô tả tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp, và các đặc điểm quan trọng khác.
Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng: Xác định thời gian và đơn vị tiền tệ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
Chuẩn mực kế toán và chế độ áp dụng: Đề cập đến các quy tắc và quy định kế toán áp dụng cho việc lập báo cáo tài chính, bao gồm các tiêu chuẩn kế toán quốc tế và quy định nội bộ của doanh nghiệp.
Các chính sách kế toán áp dụng: Mô tả các quyết định và phương pháp kế toán được doanh nghiệp sử dụng trong việc ghi nhận và xử lý thông tin tài chính.
Thông tin bổ sung cho các bảng báo cáo: Cung cấp thông tin chi tiết hơn về các khoản mục được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Thuyết minh báo cáo tài chính giúp cho việc hiểu rõ hơn về thông tin tài chính của doanh nghiệp và cung cấp một cơ sở đáng tin cậy cho quyết định đầu tư và quản lý tài chính.
Với những thông tin trên đây, RSM Hà Nội hy vọng đã có thể cung cấp cho quý vị và các bạn quan tâm những thông tin đầy đủ nhất về báo cáo tài chính. RSM Hà Nội rất mong nhận được sự tiếp tục theo dõi những nội dung, ấn phẩm của chúng tôi tới từ quý vị.
Comments