top of page
Ảnh của tác giảRSM Việt Nam

Những điều cần biết về kiểm toán xây dựng

Kiểm toán xây dựng có vai trò quan trọng trong việc làm tăng độ tin cậy đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Bên cạnh đó, kiểm toán xây dựng còn giúp nhà đầu tư nhận diện và tránh được những rủi ro như trình tự thủ tục đầu tư không phù hợp với quy định, hồ sơ thiết kế không đầy đủ, các rủi ro trong quá trình mua sắm máy móc, thiết bị, v.v.


Nội dung chính:


Kiểm toán xây dựng có vai trò quan trọng trong việc làm tăng độ tin cậy đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
Kiểm toán xây dựng có vai trò quan trọng trong việc làm tăng độ tin cậy đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

1. Kiểm toán xây dựng là gì?

Kiểm toán xây dựng là việc công ty kiểm toán, các kiểm toán viên thu thập thông tin cần thiết về dự án, việc quyết toán vốn đầu tư của dự án để đưa ra ý kiến độc lập.


Kiểm toán xây dựng giúp làm tăng tính minh bạch và độ tin cậy của báo cáo quyết toán dự án. Dựa trên ý kiến độc lập của các kiểm toán viên, những người có thẩm quyền có thể biết được rằng trong quá trình thực hiện dự án các quy định về quản lý đầu tư có được tuân thủ hay không, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có phản ánh trung thực và hợp lý với tình hình quyết toán dự án hay không.


Vai trò của kiểm toán xây dựng trong tổng thể dự án xây dựng

Kiểm toán xây dựng đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất tổng thể của các dự án xây dựng. Bằng cách thúc đẩy kiểm soát chi phí, tuân thủ an toàn, theo dõi tiến độ và cải tiến quy trình, kiểm toán xây dựng cung cấp hướng dẫn có giá trị cho các bên liên quan, đảm bảo kết quả dự án thành công và tránh những rủi ro tiềm ẩn.


Thu hồi và kiểm soát chi phí: Một trong những lợi ích chính của kiểm toán xây dựng là khả năng giúp kiểm soát chi phí và xác định các cơ hội thu hồi chi phí. Bằng cách kiểm tra tỉ mỉ các chi phí và hợp đồng, kiểm toán xây dựng có thể đảm bảo rằng chi phí dự án được phân bổ chính xác giữa các thực thể khác nhau, do đó ngăn ngừa tranh chấp và bội chi không cần thiết.


Tuân thủ an toàn tại công trường: Kiểm toán xây dựng nhấn mạnh vào việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn. Kiểm toán viên đánh giá kỹ lưỡng các quy trình và thực hành liên quan đến vận hành thiết bị, xử lý vật liệu nguy hiểm và các khía cạnh quan trọng khác của dự án để đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho tất cả nhân viên.


Theo dõi tiến độ và hoàn thành kịp thời: Thông qua kiểm toán xây dựng, các dự án có thể được giám sát chặt chẽ để theo dõi tiến độ của chúng so với các mốc thời gian đã thiết lập. Phân tích này cho phép các bên liên quan đánh giá liệu dự án có đang đi đúng hướng để hoàn thành kịp thời hay không hoặc liệu có cần điều chỉnh để tránh chậm trễ hay không.


Kiểm soát nội bộ nâng cao: Kiểm toán tạo cơ hội kiểm soát nội bộ tốt hơn đối với việc thực hiện dự án. Bằng cách xem xét kỹ lưỡng các quy trình và hoạt động, kiểm toán xây dựng đảm bảo rằng các nhóm dự án đang tuân theo chỉ thị một cách chính xác và các nhà quản lý đang hỗ trợ hiệu quả quá trình xây dựng.


Giảm thiểu rủi ro: Kiểm toán xây dựng cũng giúp xác định các rủi ro và lỗ hổng tiềm ẩn trong dự án. Bằng cách xác định sớm những rủi ro này, các bên liên quan của dự án có thể thực hiện các biện pháp chủ động để giảm thiểu chúng, giảm khả năng gián đoạn và chi phí không lường trước được.


Kiểm toán xây dựng đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất tổng thể của các dự án xây dựng
Kiểm toán xây dựng đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất tổng thể của các dự án xây dựng

2. Một số văn bản pháp luật về kiểm toán xây dựng

  • Nghị định 44/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng

  • Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng

  • Nghị định 32/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

  • Nghị định 30/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư

  • Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp

3. Các yêu cầu đối với kiểm toán viên khi kiểm toán xây dựng

- Kiểm toán viên phải tuân thủ pháp luật và quy định Nhà nước;

- Kiểm toán viên phải tuân thủ các chuẩn mực cũng như đạo đức nghề nghiệp:

  • Chính trực

  • Khách quan

  • Chuyên môn

  • Tính thận trọng

  • Bảo mật

 Các yêu cầu đối với kiểm toán viên khi kiểm toán xây dựng
Các yêu cầu đối với kiểm toán viên khi kiểm toán xây dựng

4. Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình

Quyết định 02/2017/QĐ-KTNN của Kiểm toán nhà nước đã quy định về quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình như sau:


Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm toán


Bước 1: Khảo sát, thu thập thông tin

Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán hàng năm do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán thành lập Tổ/Đoàn khảo sát và tiến hành các bước công việc như sau:

- Lập, phê duyệt và gửi Đề cương khảo sát

- Khảo sát, thu thập thông tin cơ bản về hệ thống KSNB và tình hình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán

+ Môi trường kiểm soát nội bộ: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động, tổ chức bộ máy kiểm soát, chức năng nhiệm vụ, năng lực quản lý của Ban Quản lý dự án (viết tắt là Ban QLDA) và các bộ phận nghiệp vụ như kỹ thuật, kế hoạch, tài chính kế toán...

+ Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ: đặc điểm của Ban QLDA; hình thức quản lý dự án; khó khăn, thuận lợi do khách quan, chủ quan có liên quan đến dự án; chính sách, quy chế quản lý nội bộ của đơn vị về giám sát kỹ thuật thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán; tài chính, kế toán…; đơn vị tư vấn; các đơn vị thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Sự thay đổi về nhân sự, tổ chức bộ máy của đơn vị thực hiện quản lý dự án (nếu có).

+ Hoạt động kiểm soát và các thủ tục kiểm soát.


Bước 2: Đánh giá hệ thống KSNB và thông tin đã thu thậpNội dung đánh giá: Dựa trên các thông tin thu thập được thực hiện đánh giá tính đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả, độ tin cậy, những hạn chế của hệ thống KSNB làm cơ sở đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán, trọng tâm kiểm toán; các nội dung đánh giá bao gồm:

a) Tính đầy đủ và hiệu lực của bộ máy kiểm soát nội bộ: đánh giá tính đầy đủ và hiệu lực của hệ thống KSNB tại đơn vị dựa trên các nội dung:

- Đặc điểm của Ban QLDA

- Đánh giá điều kiện về năng lực, trình độ chuyên môn của tổ chức tư vấn quản lý dự án (nếu có), Ban QLDA đầu tư xây dựng.

- Đánh giá năng lực của các đơn vị tư vấn, cá nhân hành nghề độc lập tham gia thực hiện dự án.

- Đánh giá năng lực thực hiện của các đơn vị thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.


b) Tính đầy đủ và hiệu lực của những quy trình KSNB

Đánh giá tính đầy đủ và hiệu lực của những quy trình KSNB đơn vị đang áp dụng để triển khai thực hiện dự án, gồm:

- Quy định pháp lý đặc thù có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của đơn vị.

- Các chính sách và quy chế quản lý của đơn vị.

- Các văn bản quy định xác định cụ thể quy chế để triển khai thực hiện dự án do các cơ quan có thẩm quyền ban hành và các quy định chi tiết của Chủ đầu tư.

- Sự phù hợp của hệ thống KSNB và văn bản quy định pháp luật có liên quan ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện dự án.


c) Đánh giá sự tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan

Đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật của đơn vị dựa trên hệ thống văn bản pháp lý có liên quan đến dự án thu thập được.


d) Những hạn chế của hệ thống KSNB


e) Những khó khăn, thuận lợi; nguyên nhân khách quan, chủ quan có liên quan đến dự án; tình hình thay đổi nhân sự quản lý dự án.


Bước 3: Xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán


Trên cơ sở thông tin thu thập được và kết quả phân tích, đánh giá thông tin, Kiểm toán viên nhà nước thực hiện xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu (rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát) để phục vụ việc xây dựng KHKT tổng quát.


Bước 4: Xác định trọng yếu kiểm toán, trọng tâm kiểm toán


- Xác định trọng yếu kiểm toán: là vấn đề về xét đoán chuyên môn và phụ thuộc vào sự phân tích của kiểm toán viên về các yêu cầu của đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán. Trọng yếu kiểm toán phải được xem xét trong suốt quá trình kiểm toán. Việc xác định trọng yếu kiểm toán phải được vận dụng phù hợp theo quy định tại CMKTNN số 1320 – Xác định và vận dụng trọng yếu trong kiểm toán tài chính; Đoạn 21và Đoạn 22 CMKTNN số 3000 – Hướng dẫn kiểm toán hoạt động và Đoạn19 đến Đoạn 24 CMKTNN số 4000 – Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.


- Xác định trọng tâm kiểm toán: dựa trên kết quả phân tích, đánh giá thông tin về đơn vị được kiểm toán, kết quả đánh giá rủi ro; căn cứ vào hướng dẫn nội dung, mục tiêu, trọng tâm kiểm toán hàng năm của Kiểm toán nhà nước để xác định trọng tâm kiểm toán làm cơ sở xây dựng Kế hoạch kiểm toán tổng quát.


Bước 5: Lập Kế hoạch kiểm toán tổng quát

Trên cơ sở khảo sát, thu thập và đánh giá thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, thông tin về tài chính và các thông tin khác về đơn vị được kiểm toán, đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán, trọng tâm kiểm toán, Kế hoạch kiểm toán (KHKT) tổng quát được lập phù hợp theo quy định tại Đoạn 11 đến Đoạn 35 CMKTNN số 1300 – Lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính, Đoạn 21 đến Đoạn 48 CMKTNN số 3000 – Hướng dẫn kiểm toán hoạt động, Đoạn 8 đến Đoạn 38 CMKTNN số 4000 – Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.


Bước 6: Xét duyệt kế hoạch kiểm toán tổng quát


Bước 7: Lập và phê duyệt KHKT chi tiết


Bước 8: Quyết định kiểm toán


Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán


Bước 1: Công bố quyết định kiểm toán


Bước 2: Tiến hành kiểm toán

- Thu thập thông tin để hoàn thiện hoặc sửa đổi KHKT chi tiết (nếu cần thiết)

- Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán

- Các nội dung khác: Ghi chép tài liệu, hồ sơ kiểm toán; Tổ trưởng kiểm tra, soát xét các phần việc kiểm toán do Kiểm toán viên nhà nước thực hiện; Kiểm toán viên nhà nước ký biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán.


Giai đoạn 3: Lập và gửi báo cáo kiểm toán


Bước 1: Lập dự thảo báo cáo kiểm toán

- Tập hợp các bằng chứng kiểm toán, kết quả kiểm toán

- Kiểm tra, phân loại, tổng hợp kết quả kiểm toán

- Lập dự thảo báo cáo kiểm toán

- Thảo luận, lấy ý kiến thành viên Đoàn kiểm toán


Bước 2: Xét duyệt, phát hành Báo cáo kiểm toán


5. Dịch vụ kiểm toán xây dựng của RSM Việt Nam

Dịch vụ kiểm toán xây dựng của RSM Việt Nam sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư xây dựng cũng như đưa ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình quản lý dự án cho các dự án tiếp theo. Bên cạnh đó, thông qua dịch vụ kiểm toán xây dựng, chúng tôi sẽ trao đổi và tư vấn cho chủ đầu tư các vấn đề về kế toán, thuế liên quan đến dự án và hoạt động của doanh nghiệp cũng như cập nhật cho chủ đầu tư các thay đổi của luật định thông qua thư điện tử, hội thảo và báo cáo phân tích chuyên môn.


Dịch vụ kiểm toán xây dựng của RSM Việt Nam sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư xây dựng cũng như đưa ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình quản lý dự án cho các dự án tiếp theo
Dịch vụ kiểm toán xây dựng của RSM Việt Nam sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư xây dựng cũng như đưa ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình quản lý dự án cho các dự án tiếp theo

Các dịch vụ của RSM Việt Nam

  • Kiểm toán tuân thủ: Kiểm tra, đánh giá độc lập sự tuân thủ của quá trình quản lý đầu tư xây dựng dựa trên luật, quy định, chế độ và chính sách

  • Kiểm toán xác định giá trị quyết toán: Kiểm tra, xác định mức độ phù hợp của giá trị quyết toán trong hợp đồng/hạng mục công trình/dự án với các quy định của Nhà nước và các điều kiện của hợp đồng

  • Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành: Đảm bảo báo cáo quyết toán của dự án hoàn thành đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án hoàn thành tại thời điểm lập báo cáo, đã tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện và phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (chủ đầu tư) Việt Nam cũng như các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

237 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comentarios


ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page