Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lợi nhuận ròng) là khái niệm rất quen thuộc với người làm kinh doanh. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng mà các doanh nghiệp cần nắm rõ xoay quanh vấn đề này.
Nội dung chính:
1. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lợi nhuận ròng) là tỷ suất thực hiện tài chính, tính bằng cách chia thu nhập ròng theo doanh thu thuần. Nghĩa là phần còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí để làm ra sản phẩm (bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp).
Từ đó, có thể nhận thấy: Lợi nhuận sau thuế càng cao thì công ty càng hoạt động ổn định, con số này cũng cho thấy một phần các công ty đang kiểm soát chi phí của mình như thế nào. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố quyết định chính xác hoàn toàn. Vậy ý nghĩa của những con số này như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.
2. Vì sao phải tính lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp?
Lợi nhuận sau thuế là một trong những con số quan trọng, được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm trong vấn đề tài chính, đóng vai trò quan trọng để phân tích tỷ lệ và báo cáo tài chính.
Đối với các doanh nghiệp lớn, con số này lại càng quan trọng. Bởi đây là nguồn thu nhập cho các cổ đông, nếu công ty không tạo ra đủ lợi nhuận thì giá trị cổ phiếu sẽ sụt giảm. Ngược lại, giá trị cổ phiếu tăng cũng phản ánh một phần tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang ngày càng tốt lên.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp không phải là toàn bộ số tiền mà công ty kiếm được, bởi báo cáo thu nhập bao gồm nhiều chi phí không sử dụng tiền mặt như khấu hao và khấu trừ dần.
Do đó, để biết được doanh nghiệp tạo ra số tiền mặt là bao nhiêu, cần phải kiểm tra báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Tóm lại, doanh nghiệp cần phải để ý kỹ lưỡng biểu đồ biến chuyển lợi nhuận ròng, đặc biệt khi con số này xuống thấp, thì vô số hệ quả có thể xảy ra.
3. Công thức tính lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp
Để tính lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp, ta căn cứ vào công thức sau:
Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu - (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) - 20% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo công thức này, để tính lợi nhuận sau thuế, chỉ cần lấy 0.48 x tổng doanh thu của doanh nghiệp. Lưu ý: Chi phí hoạt động của doanh nghiệp (dao động trong khoảng 5%) ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Nếu giảm chi phí này xuống mức thấp nhất có thể, lợi nhuận ròng cũng sẽ tăng theo và ngược lại.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế
Thông qua công thức tính lợi nhuận sau thuế, ta có thể thấy rõ các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số này. Cụ thể:
Chi phí vận hành doanh nghiệp: Muốn tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cần tối giản chi phí vận hành. Do đó, chủ doanh nghiệp và bộ phận kế toán cần biết cách cân đối chi tiêu để làm sao cho mức chi tối đa chỉ bằng 30% doanh thu của tháng.
Giá gốc sản phẩm: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng. Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra giá hợp lý nhất cho sản phẩm/dịch vụ của mình. Giá gốc tỉ lệ nghịch với lợi nhuận trong cùng mức giá bán ra.
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Yếu tố cuối cùng này là con số định mức theo quy định của Nhà nước, không thể tăng giảm tùy ý. Do đó, để tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp cần phải áp dụng các biện pháp khác. Cụ thể:
Nâng cao năng lực sản xuất
Tăng thời gian làm việc của nhân viên
Mở rộng quy mô phát triển
5. Ý nghĩa của lợi nhuận sau thuế là gì?
Xác định được chính xác con số lãi ròng có ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp. Cụ thể:
Giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh, là thước đo chân thực phản ánh doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi hay thua lỗ, hòa vốn. Từ đó, các cổ đông sẽ quyết định được, mình có nên tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp nữa hay không.
Phục vụ cho hoạt động nghiên cứu
Các nhà đầu tư thường phân tích chỉ số lợi nhuận ròng để nhận xét xem doanh nghiệp đó có đang sống khỏe hay không. Trong một khoảng thời gian nhất định, nếu con số này liên tục tăng, chứng tỏ hoạt động kinh doanh ngày một tốt đẹp và ngược lại.
Ngoài ra, nhìn vào con số của doanh nghiệp và so sánh với con số trung bình trên thị trường, chủ doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định, nghiên cứu kế hoạch kinh doanh tiếp theo cho phù hợp.
Giúp chủ doanh nghiệp vay vốn Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ cần gọi vốn đầu tư để bứt phá, mà ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng cần làm điều này để mở rộng quy mô. Trong quá trình gọi vốn, con số lợi nhuận sau thuế là một trong những cơ sở để các nhà đầu tư cân nhắc.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử.
6. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế là gì?
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế là con số quan trọng, giúp chủ doanh nghiệp biết được tổng lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu. Ngoài ra, nó cũng quyết định xem doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi hay không:
Lãi ròng >0: Tỷ suất lợi nhuận ròng của doanh nghiệp lớn. Đồng nghĩa với công ty đang làm ăn có lãi.
Lãi ròng <0: Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp khó khăn, thua lỗ, chủ doanh nghiệp hoặc các cổ đông cần chú ý để thay đổi chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
Tuy nhiên, xác định con số này cũng cần dựa vào đặc thù của từng ngành nghề. Do đó, khi thực hiện báo cáo tài chính, kế toán chỉ có thể so sánh với trung bình toàn ngành, hoặc với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề tại một thời điểm xác định để đánh giá kết quả kinh doanh của đơn vị mình.
Trên đây là một số thông tin về lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
7. RSM Việt Nam có thể giúp gì cho doanh nghiệp?
Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
Dịch vụ hỗ trợ lập tờ khai quyết toán thuế TNDN;
Dịch vụ soát xét thuế chuyên sâu;
Dịch vụ tư vấn thường xuyên;
Dịch vụ hỗ trợ thanh tra thuế;
Dịch vụ tư vấn theo vụ việc;
Dịch vụ hỗ trợ xin áp dụng hiệp định tránh đánh thuế 02 lần (DTA);
Dịch vụ hỗ trợ quan hệ Chính phủ
Hãy gọi cho chúng tôi ngay hôm nay để cùng tìm hiểu xem các chuyên gia tư vấn thuế của chúng tôi có thể hỗ trợ gì cho công tác tuân thủ thuế TNDN.
Comments