top of page
Ảnh của tác giảRSM Việt Nam

Quy trình và phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Tuy vậy kiểm toán nội bộ tại Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn phát triển và hệ thống quản lý còn chưa đồng bộ. Đây là lý do doanh nghiệp cần có một nhà tư vấn về quản trị rủi ro để đồng hành, hỗ trợ trong công tác kiểm toán nội bộ. Trong bài viết này, RSM sẽ phân tích về quy trình và phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ.


Nội dung chính:


kiem-toan-noi-bo

1. Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ

Điều 12 của Nghị định số 05/2019/NĐ-CP đã quy định rõ về quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ như sau:


- Quy chế kiểm toán nội bộ, gồm: mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị và mối quan hệ với các bộ phận khác; trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ và các nội dung có liên quan khác.


- Quy trình kiểm toán nội bộ: quy định và hướng dẫn chi tiết về phương thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm toán, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, theo dõi, giám sát chỉnh sửa sau kiểm toán, theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán, lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ.


- Trên cơ sở các quy định tại Nghị định này, đơn vị phải xây dựng Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị. Đơn vị được khuyến khích áp dụng các thông lệ quốc tế về kiểm toán nội bộ nếu không có mâu thuẫn với các quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác.


- Thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ là:

  • Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

  • Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;

  • Hội đồng quản trị đối với các công ty niêm yết;

  • Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;

  • Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.


2. Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ

Điều 13 của Nghị định số 05/2019/NĐ-CP đã quy định rõ về phương pháp kiểm toán nội bộ như sau:


- Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán “định hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.


- Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và phải được cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn biến, thay đổi trong hoạt động của đơn vị và sự thay đổi của các rủi ro kèm theo.


kiem-toan-noi-bo

3. Tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ trong quản trị rủi ro doanh nghiệp

Kiểm toán nội bộ là một trong những công cụ hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ giúp đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như các quy chế hoạt động riêng của doanh nghiệp.


Các chuyên gia kiểm toán nội bộ sẽ giúp phát hiện những sai sót, rủi ro trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và kịp thời, nhanh chóng tư vấn, đưa ra những lời khuyên cho lãnh đạo doanh nghiệp. Bằng việc phân tích chuyên sâu và kiểm tra, giám sát quy trình hoạt động của các phòng ban, các kiểm toán viên sẽ hỗ trợ đưa ra những giải pháp để nâng cấp hệ thống quản lý cũng như phòng tránh các trường hợp gian lận.


4. Dịch vụ kiểm toán nội bộ của RSM Việt Nam

Với dịch vụ tư vấn về kiểm toán nội bộ, chúng tôi sẽ làm việc với Ban giám đốc của doanh nghiệp để hỗ trợ việc xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ dựa trên các bước phù hợp (vd: nhận diện kỳ vọng của các bên liên quan, xây dựng cấu trúc và quy chế hoạt động cho bộ phận kiểm toán nội bộ, tìm hiểu mức độ rủi ro của công ty, xây dựng chiến lược kiểm toán nội bộ, nhận diện nguồn lực cần sử dụng, xây dựng thủ tục kiểm toán nội bộ, xây dựng các công cụ kiểm soát và đánh giá hoạt động) .


RSM sẽ hỗ trợ đánh giá các kỹ năng cần thiết, cung cấp các nội dung đào tạo cho các thành viên của bộ phận kiểm toán nội bộ. Các nội dung đào tạo tổng quát hoặc chuyên sâu sẽ được xây dựng để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của nhân sự trong bộ phận này.


Dịch vụ của chúng tôi

  • Thực hiện dịch vụ kiểm toán nội bộ

  • Soát xét hoạt động theo yêu cầu/dịch vụ thuê ngoài

  • Soát xét chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ

  • Đánh giá về tuân thủ về quy định quản trị doanh nghiệp

  • Đánh giá hệ thống Kiểm soát nội bộ

  • Cung cấp các dịch vụ quản lý rủi ro


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:




1.425 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page