top of page
Ảnh của tác giảRSM Việt Nam

Kiểm toán và đảm bảo: Tại sao doanh nghiệp cần kiểm kê hàng tồn kho, tài sản cố định?

Kiểm toán và đảm bảo đã trở thành một trong những dịch vụ được nhiều doanh nghiệp quan tâm và lựa chọn vì những giá trị mà nó mang lại như tính minh bạch, rõ ràng cũng như những tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia. Trong bài viết này, RSM Việt Nam sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về lý do tại sao doanh nghiệp cần kiểm kê hàng tồn khi, tài sản cố định.


Nội dung chính:


dich-vu-kiem-ke-tai-san-co-dinh

1. Tài sản cố định hữu hình là gì?

Theo khoản 1, điều 2 Thông tư số 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hai tài sản cố định, tài sản cố định hữu hình được quy định như sau:

Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...

2. Hàng tồn kho là gì?

Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được thu mua cho mục đích sản xuất hoặc bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường. Hàng tồn kho bao gồm:

  • Hàng mua đang đi trên đường;

  • Nguyên vật liệu; công cụ, dụng cụ;

  • Sản phẩm dở dang;

  • Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;

  • Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.

Nếu sản phẩm dở dang có thời gian sản xuất, luân chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường hoặc vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian lưu trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán mà phải trình bày là tài sản dài hạn.


3. Tại sao doanh nghiệp phải kiểm kê hàng tồn kho?

Kiểm kê hàng tồn kho và tài sản cố định là công việc quan trọng đối với doanh nghiệp vì những lý do sau:

  • Đảm báo không có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ sách và thực tế (vì tài sản có thể bị hư hao, ghi chép sai sót, nhầm lẫn hoặc các hành vi trộm cắp, biển thủ…)

  • Chốt sổ tồn nguyên liệu hàng hóa, tài sản tại thời điểm thực hiện kểm kê, tính giá thành phẩm.

  • Giúp nắm được thực trạng các nguồn lực của doanh nghiệp tại cuối kỳ kế toán

  • Giúp ban lãnh đạo nắm được số lượng chính xác cũng như chất lượng của các tài sản hiện có, phát hiện các tài sản ứ đọng để giải quyết và nâng cao hiệu quả nguồn vốn.

  • Để phục vụ mục đích mua bán, sáp nhập, phân tách công ty.

  • Phòng tránh tham ô, thất thoát và lãng phí tài sản, nguồn lực.

  • Phục vụ yêu cầu quản trị của Ban giám đốc

kiem-ke-hang-ton-kho-tai-san-co-dinh

4. Các trường hợp phải kiểm kê tài sản

Theo điều 40, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:

a) Cuối kỳ kế toán năm;

b) Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê;

c) Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu;

d) Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;

đ) Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.


5. Các bước kiểm kê tài sản

Bước 1: Ban lãnh đạo công bố Quyết định kiểm kê tài sản.


Bước 2: Tổ chức thành lập hội đồng kiểm kê gồm:

  • Chủ tịch Hội đồng kiểm kê (Giám đốc hoặc thủ trưởng đơn vị),

  • Nhân sự quản lý các phòng ban đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản cố định,

  • Nhân sự quản lý phòng quản lý tài sản,

  • Kế toán trưởng; kế toán tài sản cố định,

  • Các thành viên khác tham gia kiểm kê.

Bước 3: Cuối năm tài chính hoặc khi có yêu cầu, hội đồng kiểm kê tài sản cố định thực hiện việc kiểm kê.


Bước 4: Tiến hành kiểm kê, thông báo cho công ty kiểm toán tham gia chứng kiến kiểm kê.

Thuê một công ty kiểm toán thực hiện dịch vụ kiểm kê hàng tồn kho, tài sản cố định là việc nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn để có những số liệu minh bạch, chính xác và khách quan.


Bước 5: Tập hợp, xử lý số liệu và lập biên bản kiểm kê.

Dựa vào số liệu kiểm kê tài sản cố định thực tế, hội đồng kiểm kê thực hiện tổng hợp, phân tích số liệu sau đó đối chiếu với số liệu ở bộ phận quản lý tài sản cố định, bộ phận sử dụng tài sản và kế toán rồi lập biên bản phù hợp.


6. RSM Việt Nam có thể hỗ trợ gì cho doanh nghiệp?

RSM Vệt Nam là một trong 10 công ty kiểm toán, thuế và tư vấn lớn nhất tại Việt Nam. Với kinh nghiệm hơn 20 năm, RSM Việt Nam đã hỗ trợ hơn 2,000 khách hàng trong và ngoài nước tự tin vững bước và đưa ra những quyết định kinh doanh tối ưu.


Sau nhiều năm hoạt động, RSM Việt Nam đã cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho nhiều tập đoàn kinh tế Nhà nước với địa bàn hoạt động rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đội ngũ chuyên gia của RSM Việt Nam thực hiện kiểm toán các công ty tư nhân bằng cách sử dụng sự nhạy bén về kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế và kiến thức ngành nâng cao với cam kết về chất lượng và sự xuất sắc. Chúng tôi hiểu rõ về doanh nghiệp của các bạn và các vấn đề liên quan đến kế toán mà khách hàng phải đối mặt.


Tự hào là một trong những nhà tư vấn hàng đầu tại Việt Nam, những kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu của chúng tôi sẽ giúp khách hàng đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng và trao cho khách hàng sức mạnh để tiến tới tương lai một cách tự tin.


Bên cạnh dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ đảm bảo khác phù hợp với nhu cầu báo cáo cụ thể của khách hàng, bao gồm:

  • Dịch vụ rà soát theo các thủ tục thỏa thuận trước;

  • Dịch vụ kiểm toán điều tra;

  • Dịch vụ rà soát tính tuân thủ SOX, JSOX;

  • Dịch vụ kiểm kê hàng tồn kho, tài sản cố định;

  • Dịch vụ kiểm toán các dự án NGO.


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:






1.350 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page