top of page
Ảnh của tác giảRSM Việt Nam

Doanh nghiệp FDI cần chú ý điều gì về thanh tra giá chuyển nhượng?

Thanh tra giá chuyển nhượng đối với doanh nghiệp FDI từ lâu đã là một đề tài nóng nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp, tổ chức. Ngành thuế cho biết trong quá trình thanh tra thuế, cơ quan thuế đã phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm, gian lận về thuế. Vậy doanh nghiệp FDI cần chú ý những gì về thanh tra giá chuyển nhượng để có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình? Câu trả lời sẽ được phân tích chuyên sâu trong bài biết sau đây của RSM Việt Nam.


Nội dung chính:


tu-van-chuyen-gia-transfer-pricing
Hoạt động giá chuyển nhượng

Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2020, cả nước có 33.070 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 384 tỷ USD. Có thể thấy, khu vực FDI đã hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI không những là mắt xích quan trọng mà còn tạo đòn bẩy để Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, thể hiện qua những đóng góp lớn trong xuất khẩu. Tính chung trong năm 2020, khu vực FDI xuất siêu 34,6 tỷ USD kể cả dầu thô, bù đắp phần nhập siêu 15,6 tỷ USD của khu vực trong nước, giúp cả nước xuất siêu khoảng 19 tỷ USD (Cục Đầu tư nước ngoài, 2020).

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng, giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm... Tuy nhiên, hoạt động của doanh nghiệp khu vực này bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó có vấn đề giá chuyển nhượng nhằm trốn, tránh nghĩa vụ thuế.

1. Hoạt động giá chuyển nhượng

Cùng với tiến trình toàn cầu hóa và hợp tác kinh tế thương mại quốc tế, các giao dịch xuyên quốc gia giữa công ty mẹ, công ty con và các công ty trong cùng một tập đoàn có đan xen sở hữu diễn ra ngày càng nhiều và thường xuyên hơn. Đây là xu hướng kinh doanh bình thường trong chuỗi sản xuất và cung ứng. Giao dịch mua bán hàng hóa, cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm, cung cấp các dịch vụ trong các hoạt động nêu trên gọi là giao dịch liên kết.


Nếu doanh nghiệp thực hiện các giao dịch liên kết với giá cả bất thường để chuyển lợi nhuận giữa các bên nhằm lách thuế, trốn thuế được coi là hoạt động giá chuyển nhượng (trước đây gọi là chuyển giá). Hoạt động này là vi phạm pháp luật. Theo các chuyên gia, hoạt động giá chuyển nhượng thường phát sinh nhiều hơn trong các giao dịch liên kết xuyên quốc gia, tập trung vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI với công ty mẹ hoặc công ty cùng một tập đoàn ở nước ngoài. Song, cũng có thể xảy ra trong các giao dịch liên kết giữa các công ty trong hệ thống liên kết nội địa.


2. Thực trạng giao dịch liên kết ở Việt Nam

Tính lũy kế đến ngày 20/12/2020, cả nước có 33.070 dự án FDI, một phần khá lớn chủ yếu là sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo chỉ định của tập đoàn hoặc công ty mẹ. Số lượng các doanh nghiệp có quan hệ liên kết và giao dịch liên kết là rất lớn nhưng việc chấp hành về thuế đối với hoạt động giá chuyển nhượng chưa được thực hiện tốt chẳng hạn như không kê khai cho cơ quan thuế, không lập báo cáo xác định giá giao dịch liên kết… gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc quản lý và giám sát.


Ngành thuế cho biết trong quá trình thanh tra thuế của các doanh nghiệp, cơ quan thuế đã phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm, gian lận về thuế. Kế đến là kế toán, người đại diện pháp luật thường không nắm bắt được chính sách, pháp luật và khai báo lỗ qua nhiều năm hoặc lãi mỏng nhưng vẫn mở rộng đầu tư …


Theo cơ quan thuế cho biết quản lý thuế đã phức tạp, việc kiểm tra, giám sát giá chuyển nhượng ở doanh nghiệp có vốn FDI luôn được đánh giá là nhiệm vụ còn khó khăn, thách thức hơn trong điều kiện nhân lực thực thi công tác này còn hạn chế. Hơn nữa, pháp luật để điều chỉnh hoat động giá chuyển nhượng hiện nay vẫn chưa bao quát hết các đối tượng, các định chế tài chính chưa được rõ ràng khiến công tác thanh tra, kiểm tra gặp nhiều vướng mắc…


dich-vu-tu-van-gia-chuyen-nhuong

3. Điểm khác nhau giữa thanh tra thuế thông thường và thanh tra giá chuyển nhượng

Để nắm rõ được những điểm khác nhau giữa thanh tra thuế thông thường và thanh tra giá chuyển nhượng, chúng tôi xin đưa ra bảng tóm lược như sau:


Thanh tra thông thường

  • Nghĩa vụ chứng minh vi phạm: Cơ quan thuế phải chứng minh vi phạm của người nộp thuế (“NNT”).

  • Thời gian thanh tra: Tuân thủ chặt chẽ quy định hiện hành.

  • Nội dung trọng tâm: Phát hiện xứ lý vi phạm. Việc ấn định thuế ít xảy ra với thủ tục quy định của Luật quản lý thuế.

  • Xây dựng cơ sở dữ liệu và lựa chọn doanh nghiệp độc lập: Yêu cầu ở mức độ thấp với các thủ tục ít phức tạp.

  • Nguồn nhân lực: Đầy đủ (nhiều kinh nghiệm).

  • NNT nhận được sự hỗ trợ của các doanh nghiệp kiểm toán có kinh nghiệm: Ít phổ biến.

Thanh tra giá chuyển nhượng

  • Nghĩa vụ chứng minh vi phạm: NNT phải chứng minh “mình đúng”. Trường hợp NNT không chứng minh được thì cơ quan thuế ấn định.

  • Thời gian thanh tra: Thường kéo dài quá quy định do nhiều nguyên nhân.

  • Nội dung trọng tâm: Ấn định thuế với thủ tục quy định tại quy định hiện hành.

  • Xây dựng cơ sở dữ liệu và lựa chọn doanh nghiệp độc lập: Yêu cầu ở mức độ cao (bắt buộc) với các thủ tục phức tạp.

  • Nguồn nhân lực: Hạn chế (Ít cán bộ có kinh nghiệm).

  • NNT nhận được sự hỗ trợ của các doanh nghiệp kiểm toán có kinh nghiệm: Rất phổ biến.

4. Thanh tra giá chuyển nhượng - Doanh nghiệp cần chú ý điều gì?

Hiện nay, những tranh chấp, bất đồng về thuế đang báo hiệu một cơn bão dữ dội từ nhiều nhân tố cạnh tranh lên doanh nghiệp. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế đang trở nên quyết liệt, gay gắt hơn bao giờ hết cùng với hoạt động kiểm tra lẫn khiếu kiện ngày càng khó xử lý hơn nhằm tránh phát sinh thêm số thuế phải nộp hoặc làm ảnh hưởng đến danh tiếng doanh nghiệp. Đồng thời, quy định pháp luật đòi hỏi người nộp thuế phải minh bạch hơn sau khi Nghị định 132/2020/NĐ-CP được ban hành đã đặt thêm nhiều gánh nặng tuân thủ và yêu cầu cung cấp thông tin (như hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu, báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, hồ sơ quốc gia, báo cáo thường niên…).


5. RSM Việt Nam có thể hỗ trợ gì cho doanh nghiệp trong quá trình thanh tra giá chuyển nhượng?

Trường hợp cơ quan thuế Việt Nam kiểm tra phương pháp xác định giá chuyển nhượng của khách hàng hoặc các vấn đề thuế nói chung, RSM Việt Nam có thể giúp tư vấn về thực trạng giá chuyển nhượng của quý vị, chiến lược giải trình và hỗ trợ khách hàng làm việc hiệu quả với cơ quan chính phủ và cơ quan thuế. Gần đầy cơ quan thuế Việt Nam đã thành lập đội ngũ thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng tại các tỉnh thành khắp cả nước và tiếp tục truy thu người nộp thuế trong suốt quá trình thanh, kiểm tra thuế.


Tương tự quá trình thanh, kiểm tra thuế, tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật về thuế và hiểu rõ phương thức đánh giá vùng rủi ro trọng yếu của cơ quan thuế chính là nhân tố quan trọng; và RSM Việt Nam với bề dày kinh nghiệm trong việc liên lạc với cơ quan có thẩm quyền và hoạt động thanh, kiểm tra thuế đã và đang hỗ trợ nhiều công ty đi đến giải quyết thành công những bất đồng này.


Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Thực hiện các nghĩa vụ tuân thủ (lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết bao gồm hồ sơ quốc gia, hồ sơ tập đoàn toàn cầu và báo cáo lợi nhuận liên quốc gia và tờ khai giao dịch liên kết)

  • Lập/ Soát xét các chứng từ và chính sách hỗ trợ liên quan đến việc xác định giá giao dịch liên kết;

  • Hoạch định và tái cấu trúc liên quan đến việc xác định giá giao dịch liên kết;

  • Hỗ trợ đàm phán trường hợp doanh nghiệp bị kiểm tra về xác định giá giao dịch liên kết;

  • Cập nhật các quy định về giá chuyển nhượng trong giao dịch liên kết


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:







181 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Kommentare


ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page