Mới đây, vào ngày 30/5/2023, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 33/2023/tt-btc quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Dưới đây là một số điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý về nội dung của thông tư này. Thông tư 33/2023/tt-btc có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2023.
Một số điểm mới của thông tư 33/2023/tt-btc
Quy trình khai báo xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Thông tư số 33/2023/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành quy định, hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ bao gồm các giấy tờ sau: 01 bản chính Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; 01 bản chụp Bảng kê khai chi phí sản xuất và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất, nhà cung cấp nguyên liệu trong nước trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác; 01 bản chụp quy trình sản xuất hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có); 01 bản chụp Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa.
Tổng cục Hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện thủ tục xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 28 Luật Hải quan và khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (nếu có), chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) và xử lý như sau:
Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp với nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì chấp nhận xuất xứ hàng hóa;
Trường hợp Chi cục Hải quan có đủ căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa không đúng theo nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì xử lý theo quy định và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC;
Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc có thông tin cảnh báo về gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp thì thực hiện như sau: Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo phương thức, mức độ do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định;
Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ, hàng hóa xuất khẩu được thực hiện thủ tục hải quan, thông quan theo quy định.
Quy định về cách khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Thông tư 33/2023/tt-btc có phần quy định cụ thể cách khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và hướng dẫn như sau:
- Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan kê khai xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên tờ khai hải quan điện tử tại ô "mô tả hàng hóa" theo các trường hợp sau:
Hàng hóa xuất khẩu đáp ứng xuất xứ Việt Nam: Khai theo cấu trúc "mô tả hàng hóa#&VN"
Hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ nước khác: Khai theo cấu trúc "mô tả hàng hóa#&(mã nước xuất xứ)";
Hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu có xuất xứ từ các nước khác nhau, không xác định được xuất xứ hoặc chỉ thực hiện một số công đoạn gia công lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam, không đáp ứng hai trường hợp trên: Khai theo cấu trúc "mô tả hàng hóa#&KXĐ";
- Trường hợp kê khai trên tờ khai hải quan giấy thì khai xuất xứ hàng hóa xuất khẩu tại ô "xuất xứ".
- Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã được xác định trước xuất xứ theo văn bản thông báo của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, người khai hải quan khai số, ngày, thời hạn hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ tại ô "giấy phép".
- Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, người khai hải quan không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan.
Hiện nay tại Việt Nam, có một số mẫu chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phổ biến như sau:
C/O form A: là hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
C/O form B: là hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không được hưởng ưu đãi.
C/O form D: là hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.
C/O form E: là hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1).
C/O form S: là hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào CO form AK: là hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (ASEAN + 2).
C/O form AJ: là hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Nhật Bản (ASEAN + 3).
C/O form VJ : là Việt nam – Nhật Bản.
C/O form GSTP: là hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP.
C/O form ICO: là cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước dựa theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (IC/O)
Dịch vụ Hải quan và Thương mại quốc tế của RSM Việt Nam
Khi cạnh tranh toàn cầu gia tăng, các công ty liên tục tìm cách nâng cao hiệu suất hoạt động từ chuỗi cung ứng. Cùng với đó, các cơ quan hải quan ngày càng đẩy mạnh việc thanh, kiểm tra để tăng cường việc việc tuân thủ các luật thuế và thủ tục hải quan. Trong thời gian qua, chúng tôi nhận thấy các tranh chấp về tuân thủ pháp luật và hải quan đang là vấn đề nổi cộm ở các doanh nghiệp. Do đó, việc không tuân thủ, tuân thủ không đúng có thể dẫn đến tăng chi phí thuế, làm chậm hoặc ngừng chuỗi cung ứng và trong một số trường hợp là thiệt hại về uy tín.
Vì vậy, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu (kể cả xuất nhập khẩu tại chỗ) cần một đối tác tư vấn hải quan năng động để song hành và hỗ trợ trong việc theo dõi, rà soát kịp thời các vấn đề phát sinh cũng như các rủi ro tiềm tàng. Các chuyên gia thuế và hải quan của chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ hữu ích để đảm bảo tính tuân thủ, đồng thời giúp doanh nghiệp nhận diện được mọi rủi ro tiềm ẩn về thuế & hải quan và cơ hội tiết kiệm thời gian và thuế. Hơn thế nữa, với mối quan hệ công tác nhiều năm với Tổng cục Hải quan, các cục Hải quan và các cơ quan khác của Chính phủ, chúng tôi còn hỗ trợ các doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn với Chính phủ và cơ quan hải quan. Cụ thể, công việc hỗ trợ của chúng tôi được thực hiện thông qua các dịch vụ liên quan đến Thuế & Hải quan như sau:
Phân loại mã HS: mã số HS (“ Hệ thống hài hòa ”) do nhà xuất khẩu tự xác định (như trong hồ sơ nhập khẩu liên quan) có thể không phù hợp với quy định của Việt Nam về phân loại HS. Để giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến xung đột mã HS, chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng xác định mã HS cho hàng hóa bằng cách (i) xem xét các quy tắc hiện hành bao gồm Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và quy định trong nước; (ii) giúp khách hàng tham khảo ý kiến của cơ quan hải quan; (iii) đơn xin phân loại mã HS chính thức.
Lập và soát xét báo cáo quyết toán hải quan: đối với các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình sản xuất gia công, xuất khẩu nhưng chưa kết nối, trao đổi thông tin về việc sử dụng nguyên liệu miễn thuế qua hệ thống hải quan điện tử thì bắt buộc phải thực hiện báo cáo quyết toán hải quan. Chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hoặc xem xét các báo cáo trước khi gửi để đảm bảo báo cáo tuân thủ các quy định.
Hỗ trợ thanh tra hải quan, kiểm tra sau thông quan: Đối phó với khối lượng công việc khổng lồ và áp lực của một cuộc thanh tra hải quan, kiểm tra sau thông quan không bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng. Dịch vụ hỗ trợ thanh tra hải quan, kiểm tra sau thông quan của chúng tôi hỗ trợ khách hàng giảm thiểu rủi ro của công ty và chuẩn bị cho họ trước các câu hỏi hoặc phát hiện của nhóm thanh tra hải quan, kiểm tra sau thông quan ở hải quan địa phương; RSM có thể hỗ trợ bằng cách đưa ra lời khuyên và giải thích tức thời hoặc làm việc với nhóm hải quan thay mặt khách hàng.
Các dịch vụ tư vấn hải quan khác:
Phân tích, nhận định và tư vấn về tác động của quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tái tổ chức và thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Xây dựng chương trình và quy trình tuân thủ quy định pháp luật về thuế hải quan;
Xây dựng chiến lược giải trình và khắc phục rủi ro trong trường hợp kiểm tra, thanh tra thuế bao gồm hỗ trợ lập hồ sơ giải trình và liên lạc với cơ quan hải quan về các vấn đề như kiểm tra, thanh tra hải quan, tự nguyện khai báo, xin các văn bản hướng dẫn thực hiện, v.v.
Dịch vụ hỗ trợ quan hệ Chính phủ về hải quan: Đánh giá rủi ro và soát xét tình hình tuân thủ quy định pháp luật về hải quan, xác định cơ hội tiết kiệm chi phí và hỗ trợ xin các văn bản hướng dẫn thực hiện. Chúng tôi sẵn sàng đại diện cho doanh nghiệp để có những đối thoại, những động thái như phản ánh với cơ quan hải quan trong quá trình thực thi pháp luật hải quan góp ý với cơ quan có thẩm quyền trong xây dựng pháp luật về hải quan.
-------------------------------------------------------------------
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng hoặc tham khảo dịch vụ vui lòng liên hệ
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN RSM VIỆT NAM - chi nhánh Hà Nội
Tầng 25 Tháp A, toà nhà Discovery Complex, số 302 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
T: 024 3795 5353
Comments