top of page
Ảnh của tác giảRSM Việt Nam

Tư vấn thuế: Giải pháp giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro về thuế

Tư vấn thuế là một trong những giải pháp hàng đầu để giúp cho doanh nghiệp tránh được những rủi ro về thuế. Trong bài viết này, RSM Việt Nam sẽ chia sẻ về đặc điểm của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các rủi ro thuế doanh nghiệp có thể gặp phải. Từ đó giúp doanh nghiệp hiểu được lợi ích của dịch vụ tư vấn thuế thu nhập doanh nghiệp.


Nội dung chính:


tu-van-thue
Tư vấn thuế

1. Đặc điểm của luật thuế thu nhập doanh nghiệp

1.1 Thuế thu nhập có tính chất phức tạp, tính ổn định không cao

Việc quản lý thuế, thu thuế tương đối khó khăn, chi phí quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ("TNDN") thường lớn hơn so với các thuế khác. Đối với thuế thu nhập, ngoài việc xác định các khoản thu nhập chịu thuế còn phải xác định nguồn gốc thu nhập, địa điểm phát sinh thu nhập, thời hạn cư trú của chủ sở hữu thu nhập, tính ổn định của thu nhập… Trong phần xác định thu nhập chịu thuế, phải xác định được các khoản khấu trừ hợp lý để tiến hành khấu trừ khi tính thuế nhằm bảo đảm mục tiêu công bằng và khuyến khích đối với đối tượng nộp thuế.


1.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu

Bên cạnh mục tiêu tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thuế TNDN còn có mục tiêu điều tiết kinh tế, điều hoà thu nhập xã hội nên thường gắn liền với chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước. Bởi vậy, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước thường có những quy định về chế độ ưu đãi, miễn, giảm thuế để đảm bảo chức năng khuyến khích của thuế thu nhập hoặc thực hiện việc áp dụng đánh thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với một số khoản thu nhập chịu thuế để thực hiện các mục tiêu điều tiết.


1.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế đánh vào thu nhập chịu thuế (lợi nhuận) của doanh nghiệp

Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa trừ khoản chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa đó. Để xác định chính xác thu nhập chịu thuế và đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế TNDN cần có sự thống nhất giữa cách xác định thu nhập thuế. Thu nhập chịu thuế phải được xác định trong những trường hợp cụ thể, dựa trên cơ sở doanh thu của doanh nghiệp và các khoản chi phí gắn liền với quá trình tạo ra doanh thu.


2. Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

2.1 Thuế môn bài

Theo quy định tại Khoản 2 điều 17 thông tư 156/2013/TT-BTC.

“Điều 17: Khai thuế môn bài.

2. Khai thuế môn bài là loại khai thuế để nộp cho hàng năm được thực hiện như sau:

- Khai thuế môn bài một lần khi người nộp thuế mới ra hoạt động kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp."


Mục II khoản 1 Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC cũng quy định về việc nộp thuế môn bài như sau: "Cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức Môn bài cả năm, nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế Môn bài cả năm. Cơ sở đang sản xuất kinh doanh nộp thuế Môn bài ngay tháng đầu của năm dương lịch; cơ sở mới ra kinh doanh nộp thuế Môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký thuế và cấp mã số thuế."


2.2 Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Theo Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, các doanh nghiệp sẽ không lập tờ khai tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp mà hàng quý doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để nộp số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính như sau:


“Điều 17. Bổ sung Điều 12a, Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:

Điều 12a. Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý và quyết toán thuế năm

Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.”


2.3 Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế GTGT là loại thuế khai theo tháng, trừ trường hợp phải khai theo quý theo quy định thông tư 151/2014/TT-BTC như sau:


"b.1) Đối tượng khai thuế GTGT theo quý

Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.


Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.”


2.4 Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)


Điểm a.1 khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định: "a.1) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khai thuế theo tháng hoặc quý. Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải khai thuế."


Điểm a.3 khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định: "a.3) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có ủy quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế."


Khoản 1 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi điểm a.3 khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:

a.3) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân."


Ngoài ra, tùy theo đặc thù hoạt động của doanh nghiệp sẽ phát sinh một số loại thuế sau:

  • Thuế tài nguyên

  • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt

  • Thuế bảo vệ môi trường

  • Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp


tu-van-thue
Tư vấn thuế – Giải pháp giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro về thuế

3. Các rủi ro về thuế doanh nghiệp có thể gặp phải


Cùng với sự biến đổi không ngừng của các doanh nghiệp trong thời kỳ hiện đại, các quy định về thuế TNDN cũng liên tục được thay đổi qua từng năm, từng thời kỳ để phù hợp chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của Chính phủ. Tuy nhiên, chính những thay đổi này đã khiến cho không ít các doanh nghiệp, thậm chí cả những doanh nghiệp quy mô lớn với ý thức tuân thủ cao cũng gặp các vấn đề khó khăn trong việc nắm bắt và theo kịp các quy định một cách kịp thời và chính xác, từ đó dẫn tới các rủi ro về truy thu thuế, phạt hành chính, phạt chậm nộp thuế trong quá trình thanh kiểm tra thuế, tiêu biểu có thể kể tới một số rủi ro sau:

  • Rủi ro quá hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN, nộp thuế TNDN;

  • Rủi ro tạm nộp thuế TNDN không tuân theo quy định;

  • Rủi ro áp dụng mức thuế suất ưu đãi không tuân theo quy định;

  • Rủi ro xác định chi phí được trừ không tuân theo quy định, đặc biệt là các chi phí mang tính rủi ro cao như chi phí với các bên liên kết, chi phí lãi vay với các doanh nghiệp có giao dịch với các bên liên kết v..v…;

  • Rủi ro không cập nhật kịp thời các quy định thuế hàng kỳ có thể có hiệu lực từ thời điểm giữa năm hoặc áp dụng cho các kỳ tính thuế trước khi văn bản có hiệu lực, từ đó không có kế hoạch thuế hợp lý;

  • Các rủi ro định tính khác;

4. Dịch vụ Tư vấn thuế của RSM Việt Nam có thể hỗ trợ được gì cho doanh nghiệp?

Hiểu được những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải, các chuyên gia thuế của chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ hữu ích để đảm bảo tính tuân thủ, đồng thời giúp doanh nghiệp nhận diện được mọi rủi ro tiềm ẩn về thuế và cơ hội tiết kiệm thuế. Hơn thế nữa, với mối quan hệ công tác nhiều năm với Tổng Cục thuế, các cục thuế địa phương và các cơ quan khác của Chính phủ, chúng tôi còn hỗ trợ các doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn với Chính phủ và cơ quan thuế.

Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Dịch vụ hỗ trợ lập tờ khai quyết toán thuế TNDN;

  • Dịch vụ soát xét thuế chuyên sâu;

  • Dịch vụ tư vấn thường xuyên;

  • Dịch vụ hỗ trợ thanh tra thuế;

  • Dịch vụ tư vấn theo vụ việc;

  • Dịch vụ hỗ trợ xin áp dụng hiệp định tránh đánh thuế 02 lần (DTA);

  • Dịch vụ hỗ trợ quan hệ Chính phủ


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:


113 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ RSM VIỆT NAM

Bạn mong muốn nhận được tư vấn của đội ngũ chuyên gia RSM Việt Nam, vui lòng gửi câu hỏi tại đây

Gửi thông tin đăng ký thành công. RSM sẽ liên hệ tư vấn cho bạn!

bottom of page